4 loại báo cáo tài chính [Chi tiết 2023]

128 lượt xem - Posted on

Báo cáo tài chính là một trong hồ sơ không thể thiếu trong các doanh nghiệp với mục đích thống kê lại tất cả các hoạt động kinh doanh và liên quan đến ngân sách của doanh nghiệp. Để cung cấp thêm thông tin về báo cáo tài chính đến bạn đọc, trong bài viết này ACC sẽ giới thiệu đến bạn đọc 4 loại báo cáo tài chính [Chi tiết 2023]

4 loại báo cáo tài chính [Chi tiết 2023]

Nội dung bài viết:

1. Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là báo cáo kế toán thể hiện và truyền tải thông tin kế toán tài chính có tính tổng quát, toàn diện đến những người sử dụng thông tin (chủ yếu là các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp và đặc biệt là các nhà đầu tư), giúp họ ra được các quyết định kinh tế phù hợp.

Báo cáo tài chính là phương pháp tổng hợp số liệu từ các sổ kế toán theo cá chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, phản ánh có hệ thống tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, tình hình và hiệu quả sản xuất kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và tình hình quản lý, sử dụng vốn của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định vào một hệ thống biểu mẫu quy định thống nhất.

Xem thêm bài viết: Báo cáo tài chính gồm những gì? Cách lập báo cáo tài chính

2. 4 loại báo cáo tài chính 

Báo cáo tài chính có 4 loại chính là: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính.

Chính vì có 4 loại báo cáo tài chính nên mỗi loại báo cáo tài chính lại có những yếu tố cấu thành khác nhau, vì vậy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua từng loại báo cáo tài chính.

2.1 Bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán bao gồm: Tài sản, Nguồn vốn và Nợ phải trả, trong đó nguồn vốn bằng tài sản trừ đi nợ phải trả.

Tài sản gồm:

  • Tiền và các khoản tương đương tiền.
  • Đầu tư tài chính.
  • Các khoản phải thu.
  • Hàng tồn kho.
  • Tài sản cố định.
  • Bất động sản đầu tư.
  • Chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
  • Tài sản khác.

Nợ phải trả gồm nợ phải trả ngắn hạn và nợ phải trả dài hạn, chi tiết như sau:

  • Phải trả người bán.
  • Người mua trả tiền trước.
  • Phải trả người lao động.
  • Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
  • Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh.
  • Phải trả nội bộ khác.
  • Quỹ khen thưởng phúc lợi.
  • Dự phòng phải trả.

Nguồn vốn gồm:

  • Vốn chủ sở hữu.
  • Nguồn kinh phí và quỹ khác.

2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gồm có 19 tài khoản chi tiết trên báo cáo như sau:

  • Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
  • Các khoản giảm trừ doanh thu.
  • Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
  • Giá vốn hàng bán.
  • Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cáp dịch vụ.
  • Chi phí tài chính.
  • Doanh thu hoạt động tài chính.
  • Chi phí bán hàng.
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • Lợi nhuận thuần từ HĐKD.
  • Thu nhập khác.
  • Chi phí khác.
  • Lợi nhuận khác.
  • Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế.
  • Chi phí thuế TNDN hiện hành.
  • Chi phí thuế TNDN hoãn lại.
  • Lợi nhuận sau thuế TNDN.
  • Lãi cơ bản trên cổ phiếu.
  • Lãi suy giảm trên cổ phiếu.

2.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm ba phần:

  • Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh.
  • Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư.
  • Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính.

2.4 Bản thuyết minh báo cáo tài chính

Bản thuyết minh báo cáo tài chính là bản báo cáo tài chính gồm 3 phần:

  • Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp (hình thức sở hữu vốn, lĩnh vực kinh doanh, đặc điểm hoạt động của Doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính).
  • Chính sách kế toán áp dụng tại Doanh nghiệp (kỳ kế toán năm, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán, chế độ kế toán áp dụng, hình thức ghi sổ kế toán, phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp kế toán hàng tồn kho, phương pháp khấu hao TSCĐ đang áp dụng, nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay, nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả, nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu, nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá, nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả).
  • Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong bảng cân đối kế toán (các thông tin chi tiết tương tự bảng cân đối kế toán).

3. Thời hạn nộp báo cáo tài chính 

Các doanh nghiệp cần nộp báo cáo tài chính đúng hạn, đảm bảo tính chính xác của thông tin để không bị phạt khi nộp chậm, nộp sai. Cụ thể:

– Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

– Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế với các doanh nghiệp chia tách, hợp nhất, sáp nhập… chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia tách, sáp nhập….

4. Mức phạt khi nộp chậm, hoặc lập sai báo cáo tài chính

Vi phạm về tài khoản kế toán

Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với các hành vi dưới đây.

  • Hạch toán không đúng nội dung

  • Sửa đổi nội dung, phương pháp hạch toán hoặc mở thêm tài khoản kế toán mà chưa được Bộ Tài chính chấp thuận.

  • Không thực hiện đúng hệ thống tài khoản kế toán đã được ban hành.

Với 2 trường hợp đầu tiên, mức phạt trên chỉ áp dụng với cá nhân vi phạm. Trường hợp tập thể vi phạm thì sẽ bị phạt tiền gấp đôi.

Vi phạm về lập và trình bày BCTC

– Phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với các hành vi:

+ Lập BCTC không đầy đủ hoặc không đúng quy định.

+ BCTC thiếu chữ ký.

+ Trường hợp tập thể vi phạm sẽ bị phạt tiền gấp đôi.

– Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng với các hành vi:

+ Lập không đầy đủ BCTC.

+ Áp dụng mẫu BCTC khác so với quy định chuẩn mực và chế độ kế toán.

– Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng với các hành vi sau:

+ Không lập BCTC theo quy định

+ Lập BCTC không đúng với số liệu trên sổ kế toán và chứng từ kế toán.

+ Lập và trình bày BCTC không tuân thủ chế độ và chuẩn mực kế toán.

– Phạt tiền từ 30-40 triệu đồng với các hành vi sau:

+ Giả mạo BCTC, khai man số liệu nhưng chưa đến mức truy cứu hình sự.

+ Thỏa thuận hoặc thực hiện ép buộc người khác giả mạo BCTC, khai man số liệu trên BCTC nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

+ Cố ý hoặc thỏa thuận với người khác nhằm cung cấp, xác nhận thông tin, số liệu sai sự thật nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Ngoài ra, phạt tiền từ 5-10 triệu đồng với các trường hợp sau:

+ Không lập BCTC hoặc lập không đầy đủ nội dung

+ Lập và trình bày BCTC không rõ ràng, nhất quán.

+ Nộp BCTC, báo cáo quyết toán cho Cơ quan nhà nước chậm từ 1-3 tháng.

+ Công khai BCTC không đầy đủ nội dung.

+ Công khai BCTC chậm từ 1-3 tháng

+ Hạch toán không đúng nội dung quy định của tài khoản kế toán.

+ Sửa nội dung, phương pháp hạch toán của tài khoản kế toán mà không được Bộ tài chính chấp thuận.

– Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng với các hành vi:

+ Không áp dụng đúng hệ thống tài khoản cho lĩnh vực của đơn vị.

+ Không thực hiện đúng hệ thống tài khoản đã được chấp thuận.

– Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng với các hành vi:

+ Nộp BCTC chậm quá 3 tháng.

+ Lập BCTC không chính xác.

+ Giả mạo BCTC, khai man số liệu.

+ Thỏa thuận hoặc ép buộc người khác giả mạo BCTC.

+ Cố ý thỏa thuận hoặc ép buộc người khác cung cấp, xác nhận thông tin sai sự thật

+ Công khai BCTC chậm quá 3 tháng.

+ Sai thông tin, số liệu trên BCTC.

+ Nộp BCTC không đính kèm báo cáo kiểm toán khi cần thiết.

5. Câu hỏi thường gặp

Báo cáo tài chính có giá trị pháp lý hay không?

Dữ liệu báo cáo được cung cấp tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia được xây dựng trên cơ sở truyền tải dữ liệu báo cáo từ Tổng cục Thuế sang Cục Quản lý đăng ký kinh doanh. Do vậy, dữ liệu báo cáo được lưu ở Cục Quản lý đăng ký kinh doanh hoàn toàn trùng khớp với dữ liệu báo cáo được lưu tại Tổng cục Thuế.

Tại sao cần phải báo cáo tài chính?

Báo cáo tài chính có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ riêng với các cơ quan, doanh nghiệp mà cả với các cơ quan quan nhà nước có thẩm quyền. Báo cáo tài chính phản ánh trung thực nhất tình hình kinh doanh của một doanh nghiệp, giúp các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá khách quan được sức mạnh tài chính doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra, báo cáo tài chính giúp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nắm được tình hình doanh nghiệp

Có thể nộp báo cáo tài chính bổ sung không?

Báo cáo tài chính làm sai được phép khai bổ sung và nộp lại (Nhưng phải trước khi cơ quan thuế có Quyết định thanh kiểm tra).

Nộp Báo cáo tài chính ở đâu?

Các doanh nghiệp phải nộp Báo cáo tài chính cho những cơ quan sau: Cơ quan thuế, Cơ quan thống kê, Doanh nghiệp cấp trên (nếu có), Cơ quan đăng ký kinh doanh. Đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp thêm cả cơ quan tài chính. Doanh nghiệp có tham gia thị trường chứng khoán, nộp thêm cho Ủy ban Chứng khoán.

Trên đây là bài viết 4 loại báo cáo tài chính [Chi tiết 2023]. Công ty Luật ACC tự hào là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề liên quan đến pháp lý, tư vấn pháp luật, thủ tục giấy tờ cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp trên Toàn quốc với hệ thống văn phòng tại các thành phố lớn và đội ngũ cộng tác viên trên khắp các tỉnh thành. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Bài viết cùng chủ đề:

Bạn đang xem 4 loại báo cáo tài chính [Chi tiết 2023]trên Express 24h chuyên trang tin tức uy tín hàng đầu việt nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *