Dựa theo báo cáo số liệu về nhà ở và thị trường bất động sản TP.HCM trong quý II/2023, Sở Xây dựng TP.HCM đã ghi nhận sự phục hồi nhẹ của thị trường so với quý trước và cùng kỳ năm ngoái. Các chỉ số như tỷ lệ tăng trưởng, doanh thu bán hàng, vốn đầu tư nước ngoài và tác động tích cực đến ngành xây dựng đều có sự cải thiện.

Thị trường bất động sản phục hồi nhẹ

Cụ thể, trong Q1, hoạt động kinh doanh bất động sản trên địa bàn TP.HCM ghi nhận mức tăng trưởng âm 16,2%. Tính chung trong nửa đầu năm nay, tỷ lệ tăng trưởng âm là 11,58% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngoài ra, doanh thu hoạt động kinh doanh bất động sản cũng liên tục giảm với mức 14,6% trong 4 tháng đầu năm, giảm 11,5% trong 5 tháng đầu năm, và giảm 8,3% trong 6 tháng đầu năm so với cùng kỳ trước đó.

Trong Q2, TP.HCM đã ghi nhận sự phục hồi nhẹ của thị trường so với quý trước và cùng kỳ năm ngoái.

Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, dữ liệu trên cho thấy thị trường bất động sản vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên đã có những dấu hiệu hồi phục và giảm đà suy thoái. Trong Q2 năm nay, thị trường bất động sản ghi nhận mức tăng trưởng âm 19,8%, tuy vậy, trong 6 tháng đầu năm 2023, mức tăng trưởng âm là 8,45%.

Trong Q2, TP.HCM đã ghi nhận sự phục hồi nhẹ của thị trường so với quý trước và cùng kỳ năm ngoái.

Về việc cấp phép thành lập doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bất động sản, trong nửa đầu năm 2023, có 689 đơn vị được thành lập và (giảm 52,6%), với vốn đăng ký đạt 26.750 tỷ đồng (giảm 63,5%) so với cùng kỳ nửa đầu năm 2022.

Đối với nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài vào hoạt động kinh doanh bất động sản cũng có sự tăng mạnh. Trong quý 1/2023, số vốn đầu tư từ nước ngoài chỉ đạt 6,9 triệu USD, nhưng tính đến hết 2 quý đầu năm, con số này đã tăng lên 131 triệu USD. Điều này cho thấy sự quan tâm và kỳ vọng của các nhà đầu tư nước ngoài đối với lĩnh vực này, và sẵn sàng rót vốn vào thị trường bất động sản.

Bên cạnh đó, Sở cũng đã chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến tín hiệu tích cực trên thị trường bất động sản. Những kết quả này do động thái từ hệ thống chính trị nói chung và chính quyền thành phố nói riêng, bao gồm việc tháo gỡ các vướng mắc pháp lý đối với từng dự án và sự phối hợp giữa các ngành để giải quyết những khó khăn khác nhau của các dự án.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ và giảm lãi suất cho vay trong nhiều lần, điều này cũng đóng góp vào tình hình tích cực của thị trường bất động sản.

Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đã tự chủ động thay đổi phương thức hoạt động để thích nghi với môi trường kinh doanh khó khăn. Đồng thời, tăng cường chuyển đổi số, điều chỉnh danh mục đầu tư và cơ cấu lại phân khúc sản phẩm để nâng cao hiệu quả, tăng cường sự cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đối với giá bán, thời hạn và phương thức thanh toán, các doanh nghiệp đã tính toán lại để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và tối ưu hóa khả năng tiếp cận thị trường.

Hơn 6.300 căn được giao dịch 

TP.HCM ghi nhận duy nhất một dự án nhà ở thương mại đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trong quý 2.

Theo đó, trong Q2, tại TP.HCM chỉ có duy nhất một dự án nhà ở thương mại đã được chấp thuận chủ trương đầu tư. Dự án này là một tòa chung cư có quy mô 650 căn hộ nằm tại TP. Thủ Đức và do chủ đầu tư là CTCP Đầu tư Xây dựng và kinh doanh Bất động sản Phương Nam l.

Cũng trong thời gian này, đã có hai dự án nhà ở thương mại được cấp phép xây dựng, với tổng quy mô là 2.061 căn hộ. Còn có tám dự án khác đã được xác nhận đủ điều kiện để bán nhà trong tương lai, dự kiến mang lại 6.313 căn nhà ra thị trường.

TP.HCM ghi nhận duy nhất một dự án nhà ở thương mại đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trong quý 2.

Trong khi đó, TP.HCM đã ghi nhận trong quý này đạt tổng 6.313 giao dịch bất động sản. Trong số đó, giao dịch căn hộ chung cư là 5.834 và nhà ở thấp tầng là 479 giao dịch.

Sở Xây dựng cho biết rằng, trong quý 2, có 8 dự án được xác nhận đủ điều kiện bán, cho thuê nhà ở hình thành. Tuy nhiên, các dự án này đã được đầu tư và xây dựng từ những năm trước, và thủ tục huy động vốn mới hoàn tất trong quý này. Do vậy, số liệu này vẫn chưa thể đánh giá chính xác tình hình thực tế của thị trường bất động sản hiện nay.

Theo Chuyên gia Nguyễn Hồng Hải – Chủ tịch VNO Việt Nam cho rằng nguồn cung nhà ở tại TP.HCM gần đây đã gặp khó khăn do quá trình hoàn thiện pháp lý và thủ tục triển khai mở bán dự án chậm trễ.

Từ giai đoạn đầu năm nay, Chính phủ và các cơ quan quản lý đã đưa ra nhiều động thái cùng các chính sách nhằm giải quyết các vấn đề về pháp lý trong dự án. Mặc dù nguồn cung vẫn chưa được cải thiện, nhưng các chính sách đã có tác động đáng kể đến thị trường, đóng góp vào việc khôi phục lượng giao dịch và tăng tính thanh khoản của thị trường bất động sản.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho biết, thị trường sẽ có sự phục hồi rõ ràng từ quý 4 năm nay, đồng thời những chính sách giải quyết vướng mắc sẽ đạt hiệu quả vào thời điểm này.

Tuy nhiên, cần đẩy nhanh việc rà soát và tháo gỡ khó khăn cho các dự án bất động sản trong nửa cuối năm; đẩy nhanh quá trình giải ngân đầu tư công, chương trình phục hồi và phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Trong quá trình này, điều tiết cung – cầu bất động sản cũng đóng vai trò quan trọng.

Nguồn: https://diendandoanhnghiep.vn