TS Lê Xuân Nghĩa: “Để doanh nghiệp Việt phải gánh lãi suất thực cao nhất thế giới, gấp 4 lần Mỹ, làm sao mà họ sống được?”

116 lượt xem - Posted on

“Về lãi suất, tính toán cho thấy lãi suất thực Việt Nam hiện tại là 8% cao nhất thế giới, lãi suất thực của Mỹ chỉ 2%. Doanh nghiệp Việt Nam đang gánh lãi suất thực 8% cao gấp 4 lần của Mỹ. Tại sao để doanh nghiệp Việt Nam chịu lãi suất vậy làm sao cạnh tranh nổi, làm sao mà sống được?”, TS Lê Xuân Nghĩa trăn trở…

 Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia.
Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia.

Nhận định về động lực cho tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm 2023 tại Hội thảo chứng khoán “Tích luỹ vị thế – Sẵn sàng bùng nổ” diễn ra ngày 26/8 vừa qua, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia kỳ vọng vào động lực thứ nhất là khu vực đầu tư nước ngoài.

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam hồi phục mạnh chủ yếu nhờ đơn hàng cho nhà sản xuất có vốn FDI đang dần hồi phục đặc biệt là doanh nghiệp ngành điện tử. Đầu tư nước ngoài cũng không chịu ảnh hưởng bởi lãi suất trong nước, không bị kẹtt hanh khoản, và đây là động lực cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đi lên.

Động lực thứ hai, đầu tư công có khuynh hướng được Chính phủ đẩy quyết liệt trong thời gian gần đây sau khi giải tỏa được tính sợ trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương.

Động lực thứ ba là tiêu dùng nội địa, người Việt Nam vẫn thích đu lịch, nhu cầu đi lại vận chuyển tốt, tác động khá mạnh khu dịch vụ tăng trưởng ổn định.

Mặc dù vậy, đầu tư tư nhân nội địa đang gặp trở ngại lớn. Thứ nhất do đơn hàng giảm mạnh, trong đơn hàng có hai vấn đề chính gồm cầu tiêu dùng của nước ngoài yếu và chúng ta chậm trễ trong việc xây dựng một chứng chỉ carbon chung cho tất cả doanh nghiệp Việt Nam. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới công bố, ra mắt sổ tay hướng dẫn báo cáo phát thải khí nhà kính nhưng chưa doanh nghiệp nào thực hiện. Một số nước châu Âu không đồng ý cho Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang họ do không có báo cáo này, làm đơn hàng sụt giảm, đây là vấn đề chúng ta phải lưu ý.

Thứ hai, doanh nghiệp Việt gặp khó, không có tín dụng, tín dụng đang rất yếu. Lãi suất cao, điều kiện tín dụng không thích hợp cho nền kinh tế đang cần phục hồi. Chúng ta cứ cứng nhắc, doanh nghiệp muốn vay tiền yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, chứng minh khả năng trả nợ và báo cáo tài chính có lãi 2-3 năm liền kề, thế thì một hệ thống doanh nghiệp đang từ khó khăn đi lên đều không đảm bảo cả ba điều kiện đó.

Các NHTM lẽ ra phải quan tâm chủ yếu đến khả năng trả nợ trong tương lai hơn là tài sản đảm bảo, hơn báo cáo tài chính cần có lãi.

“Tôi gặp nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chay xuất khẩu sang châu Âu, năm ngoái họ nói doanh thu 10 tỷ, năm nay có đơn hàng lên 30 tỷ nhưng không thể vay được ngân hàng. Muốn vay phải có tài sản đảm bảo, thế là cuối cùng chịu chết”, Ts Lê Xuân Nghĩa nhấn mạnh và cho rằng không đòi hỏi ngân hàng đơn giản thủ tục mà chỉ cần linh hoạt các điều kiện trong tình trạng thanh khoản kinh tế thấp, doanh nghiệp đang kẹt tiền.

Hội thảo "Tích luỹ vị thế - Sẵn sàng bùng nổ" diễn ra ngày 26/8.
Hội thảo “Tích luỹ vị thế – Sẵn sàng bùng nổ” diễn ra ngày 26/8.

Về lãi suất, tính toán cho thấy lãi suất thực Việt Nam hiện tại là 8% cao nhất thế giới, lãi suất thực của Mỹ chỉ 2%. Doanh nghiệp Việt Nam đang gánh lãi suất thực 8% cao gấp 4 lần của Mỹ.

“Tôi không đồng tình với nhận định rằng chúng ta đã hết tiềm năng để giảm lãi suất. Hết thế nào được, tại sao để doanh nghiệp Việt Nam chịu lãi suất vậy làm sao cạnh tranh nổi làm sao mà sống được? Tôi không phân tích đi sâu vì nhạy cảm. Chúng tôi kiên trì kiến nghị tiếp tục giảm lãi suất hiện nay lãi suất tiền gửi giảm khá tích cực nhưng lãi suất cho vay rất cao, lí do vì họ huy động tiền gửi cao nên chưa thể giảm lãi suất thấp nhưng còn lí do khác nợ xấu đang còn lớn không thu hồi về được nên buộc duy trì lãi suất cho vay cao dù không ai vay ít người vay, để giữ cho được khung lợi nhuận theo kế hoạch…”, ông Nghĩa nói.

Lý do nữa, cung tiền hiện đang rất thấp. Vòng quay tiền mấy năm gần đây vô cùng chậm chạp, vòng quay tiền hiện tại là 0,64 lần một năm. Chu kỳ trước thấp nhất chỉ 1,8 nên cả thị trường không có thanh khoản. Thanh khoản bị kẹt, nó giống như nước trong bình không có nên có vặn vòi thoải mái nó cũng không chảy. Giảm lãi suất, nới room tín dụng chỉ là vặn vòi trong khi nước trong bình ít nên chỉ rỉ rỉ vậy thôi. Do đó, tăng cung tiền, giảm lãi suất vẫn là tiềm năng vô cùng quan trọng để phục hồi tăng trưởng kinh tế Việt Nam.

Dự báo về tăng trưởng kinh tế thế giới và Việt Nam, theo ông Nghĩa, khuynh hướng Fitch Ratings cho rằng kinh tế thế giới đang đi xuống, năm 2024 tăng trưởng thấp hơn năm nay; World Bank dự báo kinh tế thế giới đang đi lên 2024 khá hơn năm nay; IMF dự báo năm nay và năm sau đi ngang. Như vậy, xu hướng đi ngang hoặc đi lên có vẻ như thắng thế và thống kê 4 lần gần đây hễ kinh tế thế giới đi ngang hoặc đi lên thì kinh tế Việt Nam đi lên một cách rõ ràng, chúng ta có tiềm năng tăng tươrng mạnh hơn, nên dự đoán kinh tês Việt Nam hồi phục mặc dù không mạnh mẽ như Chính phủ mong muốn nhưng tăng trưởng 5,3-5,5% năm 2023 và đạt 6% vào 2024.

Nguồn: https://vneconomy.vn

Bài viết cùng chủ đề:

Bạn đang xem TS Lê Xuân Nghĩa: “Để doanh nghiệp Việt phải gánh lãi suất thực cao nhất thế giới, gấp 4 lần Mỹ, làm sao mà họ sống được?”trên Express 24h chuyên trang tin tức uy tín hàng đầu việt nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *