Trước đây, có rất nhiều phần mềm nghe nhạc mà mọi người có thể dễ dàng tải về để sử dụng. Tuy nhiên hiện nay những phần mềm đó đã quá lỗi thời và không còn có thể sử dụng được nữa.
Vì thế trong bài viết này, hãy cùng chúng mình điểm qua 10 phần mềm nghe nhạc hay nhất hiện nay và tất nhiên là cũng miễn phí rồi.
Có thể bạn quan tâm:
Spotify (Windows, Android, iOS, macOS, Linux, Chromebook)
Đa số chúng ta khi nhắc đến Spotify thì sẽ nghĩ ngay đến dịch vụ nghe nhạc trực tuyến sử dụng trên các điện thoại iOS và Android phải không nào. Nhưng có thể bạn không biết, Spotify nếu chúng ta sử dụng trên Desktop thì đây cũng là một trình nghe nhạc khá tuyệt vời cho máy tính. Không chỉ đem đến những bản nhạc chất lượng khi sử dụng online mà Spotify còn hỗ trợ cực tốt khi chúng ta sử dụng để nghe các bản nhạc có sẵn trên máy tính.
Tương tự như ứng dụng hiện có trên điện thoại, Spotify trên PC cũng hỗ trợ đồng bộ tài khoản và thêm cột “Friend activity” ở phía bên phải của màn hình ứng dụng. Hơn nữa, phiên bản máy tính của Spotify cũng được trang bị đầy đủ toàn bộ tính năng như trên Smartphone. Như là, bạn có thể sử dụng tính năng Private sessions, nghe nhạc offline, nghe podcast, và nhiều hơn thế nữa.
Ứng dụng Spotify là gì? Những tính năng của Spotify.
Điểm tuyệt vời nhất của ứng dụng nghe nhạc Spotify là bạn sẽ nghe được hàng triệu bài hát có trên ứng dụng hoặc đã được lưu sẵn trên máy tính của mình. Và đây cũng là một phần mềm nghe nhạc trên Windows 10 tốt nhất hiện nay.
Windows Media Player (Windows)
Giao diện đơn giản, dễ sử dụng là những gì mà chúng ta có thể cảm nhận được khi trực tiếp sử dụng Windows Media Player (WMP). Do đó đây là phần mềm nghe nhạc trên máy tính khá phổ biến trên hệ điều hành Windows 10.
Nếu không thích giao diện mặc định thì chúng ta có thể dễ dàng thay thế chúng với hàng tá giao diện sẵn có trong Windows Media Player. Sau khi thay đổi xong, bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ ràng về giao diện trong quá trình nghe nhạc của mình.
Hỗ trợ đa số các định dạng audio hiện có trên thị trường hiện nay, và cũng hỗ trợ một phần các định dạng video và định dạng hình ảnh. Phần mềm nghe nhạc Windows Media Player giúp chúng ta dễ dàng quản lý hiệu quả thư viện bài hát, tạo playlists, xóa playlist, rip nhạc CD, chép nhạc sang các thiết bị lưu trữ.
Phần mềm phát nhạc miễn phí này cũng có thể đồng bộ bài hát với những thiết bị khác có sử dụng chung phần mềm Windows Media Player, và có một tính năng tương tự iTunes, WMP cho phép bạn chia sẻ thư viện bài hát trong mạng nội bộ.
Nếu đang tìm kiếm một phần mềm chơi nhạc mạnh mẽ và chuyên nghiệp thì Windows Media Player nên là lựa chọn hàng đầu.
iTunes (Windows, Android, macOS)
iTunes – Phần mềm kết nối giữa các thiết bị iOS và máy tính của chúng ta, tuy nhiên nó cũng là một trong các phần mềm nghe nhạc hay nhất mà bạn có thể để sử dụng trên Windows 10. Lý do mà chúng ta nên cân nhắc iTunes chính là khả năng mở được gần như toàn bộ các định dạng bài hát hiện nay, tuy nhiên do dung lượng của ứng dụng quá lớn dẫn đến các máy tính thế hệ cũ sẽ bị hạn chế khi sử dụng.
iTunes có thể sử dụng để phát các bản nhạc đã được tải về, hoặc nghe trực tiếp tự các bài hát mà chúng ta đã mua trên iTunes Music Store. Ngoài ra với Apple Music – chương trình nghe nhạc miễn phí cũng như dịch vụ Music Streaming dành cho Windows bạn cũng có thể làm điều tương tự.
iTunes hỗ trợ các định dạng audio thông dụng nhất hiện nay, bao gồm MP3, WAV, AIFF, Apple Lossless, và AAC. Ứng dụng cung cấp cho người dùng khả năng quản lý các bài hát thông qua thư viện. Ngoài việc chỉ phát nhạc được trên chiếc máy tính, bạn cũng có thể phát trực tiếp thông qua các thiết bị trong mạng nội bộ bằng cách sử dụng tính năng Home-sharing.
iTunes cũng có các tính năng như một phần mềm nghe nhạc như equalizer, thiết lập âm thanh, import metadata… Còn một lợi thế mà bạn nên cân nhắc khi sử dụng iTunes đó là nó được hậu thuẫn bởi Apple. Vì thế, những bản cập nhật và các tính năng luôn được update một cách thường xuyên hơn.
VLC (Windows, Android, macOS, Linux, Chrome OS, Windows Phone)
Được biết đến nhiều hơn là một phần mềm xem phim và chương trình truyền hình, VLC còn là một trong những phần mềm nghe nhạc chuyên nghiệp trên Windows 10 tốt nhất của 2021. Tuy nhiên phần mềm mã nguồn mở này lại bị giới hạn một số tính năng khi mà chúng ta sử dụng để phát nhạc.
Với VLC, người dùng sẽ dễ dàng để tạo danh sách bài hát yêu thích của mình và phát chúng trên các thiết bị có chung đường mạng. Đồng nghĩa với việc nếu nhà nào sử dụng các thiết bị loa thông minh thì cần một cú nhấn thì có thể phát nhạc một cách đồng loạt. Tính năng equalizer được xây dựng và phát triển dựa trên các công nghệ kiểm tra và quản lý mà VLC đã từng sử dụng qua nhiều năm.
Lý do mà người dùng cực kỳ yêu thích sử dụng VLC chính là nó mở được gần như mọi định dạng audio, video mới nhất hiện nay. với những tiện ích như thế thì không có lý do gì mà VLC không đứng trong top đầu những phần mềm nghe nhạc hay nhất hiện nay.
Bài viết liên quan:
AIMP (Windows, Android)
Nhắc tới AIMP chắc hẳn bạn sẽ nghĩ ngay đến một ứng dụng chỉnh sửa ảnh tuyệt vời có tên là GIMP. Nhưng trình phát nhạc dành cho Windows này không có bất kỳ mối liên hệ với GIMP – ứng dụng được lập trình bởi GNU Project. Trên thực tế, AIMP, viết tắt của Artem Izmaylov – tên của người cho ra mắt phiên bản đầu tiên vào năm 2006.
Đặc biệt AIMP còn làm được nhiều thứ hơn là chỉ có thể phát nhạc được lưu trữ sẵn trên máy tính. Có nhiều người cho rằng giao diện của ứng dụng không phù hợp cho một phần mềm phát nhạc, tuy nhiên thực tế thì đây chính là một lợi thế giúp AIMP vươn lên là một trong những phần mềm nghe nhạc hay nhất hiện nay.
AIMP với giao diện được thiết kế thông minh, giúp cho mọi người dễ dàng sắp xếp danh sách bài hát, tạo playlists, quản lý meta tag, rip CD, thay đổi giao diện…
Hơn nữa, AIMP sẽ là một lựa chọn thích hợp khi bạn đang tìm kiếm một phần mềm nghe nhạc trên máy tính có hỗ trợ equalizer. Với 18-band equalizer và nhiều thiết lập âm thanh để thay đổi phù hợp với thể loại của bài hát đang nghe. Và còn một số tính năng mà có lẽ nhiều người sẽ thích như tách danh sách playlist và thay đổi theme chỉ với một cú click chuột.
Về phần các định dạng audio hỗ trợ thì bạn không cần phải lo lắng, AIMP hỗ trợ tới 99% định dạng hiện nay. Ngoài ra phần mềm chơi nhạc này còn có thể sử dụng tính năng hẹn giờ báo thức, nghĩa là sẽ tự động “đánh thức” máy tính của bạn khi đang trong chế độ Sleep.
Dopamine (Windows)
Phần mềm nghe nhạc dành riêng cho Windows Dopamine giống như một phần mềm được xây dựng bởi Microsoft, thực tế thì không phải như vậy, và nó cũng không có trên Microsoft Store. Tuy nhiên thì đây là một lựa chọn khá tốt để có thể thay thế trình nghe nhạc Windows Media Player.
Sau khi tải và cài đặt Dopamine thành công, khi thấy được giao diện của ứng dụng chắc chắn rằng bạn sẽ cực kỳ yêu thích. Điều mà đa số người dùng khi sử dụng phần mềm phát nhạc thông dụng này chính là nó dễ dàng sử dụng, giao diện đơn giản và nhất là cực kỳ linh hoạt. Tất cả cài đặt, lựa chọn đều được đặt cùng ở một nơi và người dùng sẽ không cần “mò” để sử dụng chúng. Cũng như các tùy biến để nâng cao trải nghiệm với Dopamine.
Dopamine đọc được rất nhiều định dạng audio thông dụng như MP4, WMA, OGG, FLAC, M4A, AAC, WAV, APE và OPUS. Tuy phần mềm này bị tụt lại phía sau vì thiếu một số tính năng nhỏ, nhưng vẫn còn có tính năng khá hay như tự động tag, hiển thị lời bài hát, Last.fm, Scrobbling. Có một số tính năng yêu cầu người nghe cần nâng cấp lên Windows 10 thì mới có thể sử dụng được.
MusicBee (Windows)
Là một cái tên khác được biết đến là một chương trình nghe nhạc rất tốt trên Windows 10/8.1/7.
Khi vừa bật MusicBee, bạn sẽ lập tức nhận thấy được sự gọn gàng, đơn giản của giao diện và màu sắc hòa hợp với nhau.
Phần mềm MusicBee được tạo ra với cách sử dụng dễ dàng cho bất kỳ ai có nhu cầu sử dụng các ứng dụng phát nhạc. MusicBee có thể dễ dàng import từ iTunes và thư mục Music có trong máy tính. Hỗ trợ nhiều định dạng khác nhau bao gồm MP3, AAC, WMA, WAV, M4A, FLAC, OGG, APE, TAK …
MusicBee cũng giúp chúng ta đồng bộ với bài hát với các thiết bị Android, một vài thiết bị iOS, USB, và những thiết bị hỗ trợ phát nhạc khác. Tự động theo dõi danh sách bài hát có trong ổ cứng một cách liên tục.
Bạn cũng có thể tùy biến thêm cho MusicBee bằng cách cài đặt thêm Skin và Plugins (đồng thời hỗ trợ một số Plugin của Winamp). MusicBee hỗ trợ tới 15-band equalizer, hỗ trợ DSP, rip CD, tự động import metadata…
Clementine (Windows, macOS, Linux)
Là một phần mềm nghe nhạc mã nguồn mở, đây là một nhánh của ứng dụng phát nhạc khác có tên là Amarok, và cũng nằm trong top 10 phần mềm nghe nhạc miễn phí tốt nhất cho Windows 10. Tuy tổng quan giao diện không đẹp như MusicBee, nhưng Clementine sở hữu những tính năng quản lý thư viện bài hát hiệu quả hơn cho người dùng.
Với giao diện nâng cao khả năng quản lý file, và người nghe có thể dễ dàng sử dụng Clementine để tìm kiếm các bài hát mong muốn trên nhiều nền tảng âm nhạc như SoundCloud, RockRadio, RadioTunes… Bạn cũng có thể thiết lập để Clementine truy cập đến những nơi lưu trữ các bản nhạc của mình trên dịch vụ lưu trữ đám mây như Box, Dropbox, Google Drive, OneDrive, Amazon Cloud Drive…
Clementine cũng sở hữu những tính năng cơ bản của một ứng dụng nghe nhạc chất lượng thông thường, bao gồm tính năng equalizer và hỗ trợ nhiều định dạng khác nhau.
Foobar2000 (Windows, Android, iOS)
Từ khi ra mắt, Foobar2000 được đa số người dùng đánh giá cao và sử dụng. Thiết kế giao diện đơn giản mà ít ứng dụng nghe nhạc trên Windows 10 nào có được, dễ dàng tùy biến thêm nhiều tính năng trong quá trình sử dụng.
Phiên bản Desktop của Foobar2000 hiện nay đã không còn hỗ trợ mà bạn chỉ có thể tải các version thấp hơn để sử dụng thay thế. Hiện nay Foobar2000 chỉ tập trung hỗ trợ cho người dùng sử dụng iOS và Android.
Với giao diện tối ưu hóa so với nhiều ứng dụng nghe nhạc trên máy tính khác. Nhiều người sẽ không thích, bởi vì thời điểm hiện đại bây giờ thì mọi người không muốn sử dụng một phần mềm mà có giao diện được thiết kế như một ứng dụng của Windows 98. Tuy vậy những tính năng mà Foobar2000 sở hữu thì không thể đánh giá thấp được.
Foobar2000 hỗ trợ khá rộng định dạng audio, như MP3, AAC, WMA, OGG, FLAC, WAV, Opus, Speex,…. Tự động import metadata, RIP nhạc CD, và mở các tập tin nén như ZIP, GZIP, 7z… Đặc biệt bạn có thể sử dụng shortcut để tùy biến lại những gì bạn muốn.
MediaMonkey (Windows)
Phần mềm phát nhạc MediaMonkey sẽ giúp mọi người sắp xếp danh sách bài hát được gọn gàng hơn. Khi mở ứng dụng, giao diện giống như một phiên bản được làm lại của Windows Media Player (WMP) nhưng có nhiều tính năng mới hơn.
Bên cạnh việc hỗ trợ nhiều định dạng âm thanh, thì phần mềm thay thế Windows Media Player này còn có thể tự động tag các file audio, giúp đồng bộ dữ liệu với nhiều thiết bị, phát nhạc trong mạng nội bộ với nhau, rip CD, chép nhạc cho DVD và CD, chuyển đổi định dạng tệp nhạc, tự động thay đổi âm lượng, và nhiều hơn thế nữa.
Tuy MediaMonkey chỉ hỗ trợ riêng cho Windows, nhưng vẫn có phiên bản cho Android và iOS nhưng chỉ có tính năng là điều khiển phần mềm MediaMonkey trên giao diện máy tính mà thôi. Và còn có một phiên bản cao cấp hơn là MediaMonkey Gold sở hữu nhiều tính năng hơn, tất nhiên là bạn phải trả phí để có thể sử dụng được.
Đâu là phần mềm nghe nhạc chuyên nghiệp nhất, tốt nhất dành cho Windows 10?
Như mọi người có thể thấy, mỗi phần mềm nghe nhạc cho Windows 10 đều có những tính năng đặc biệt khác nhau. Và tất cả các tính năng đó phù hợp với nhu cầu của từng người dùng khác nhau.
Trong khi Dopamine phù hợp với những người dùng thích sự đơn giản, MusicBee, AIMP, VLC thì làm hài lòng những người dùng truy cầu những tính năng nâng cao. Bên cạnh đó, Spotify và iTunes sẽ mang đến cho người dùng một thế giới âm nhạc online đầy màu sắc.
Vậy thì bạn sẽ lựa chọn ứng dụng nào là phần mềm nghe nhạc hay nhất hiện nay. Hãy chia sẽ suy nghĩ của bạn ở phía dưới phần comment nhé.
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Doanh nghiệp ngoại tiếp tục cuộc đua thâu tóm bất động sản Việt
- Yêu cầu sửa quy định về tiếp cận vốn vay bất động sản
- Ngân hàng tung hàng loạt gói ưu đãi để kích cầu tín dụng
- Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm điểm bất kể nỗi lo xung đột Israel – Iran hạ nhiệt cùng tin vui cho thấy thước đo “sức khỏe” kinh tế Mỹ tăng vượt dự báo trong tháng 3
- Xu hướng dòng tiền từ nay đến cuối năm sẽ thế nào?
Hello, all the time i used to check webpage posts here early in the morning, because i love to learn more
and more.