Theo dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Bộ Nội vụ chủ trì soạn thảo, cả nước có 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh giữ nguyên hiện trạng.
Ảnh: Quảng Ninh là một trong những địa phương dự kiến không thực hiện sắp xếp, sáp nhập
11 đơn vị hành chính không thực hiện sắp xếp, sáp nhập dự kiến là Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
Hà Nội
Năm 2024, tình hình kinh tế-xã hội Hà Nội đạt kết quả khá toàn diện, với 23/24 chỉ tiêu hoàn thành và vượt so kế hoạch đề ra, trong đó có 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Các cân đối lớn của nền kinh tế được đảm bảo, nguồn lực cho đầu tư được huy động và sử dụng hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng. Trong đó, kinh tế Thủ đô duy trì tăng trưởng cao hơn cùng kỳ, dự kiến đạt khoảng 6,52% (cùng kỳ 6,27%).
Cân đối thu, chi ngân sách và nguồn vốn cho đầu tư phát triển được đảm bảo. Tổng thu ngân sách nhà nước lần đầu tiên vượt mốc 500.000 tỷ đồng, thu nội địa cao kỷ lục.
Kim ngạch xuất, nhập khẩu phục hồi mạnh mẽ, tương ứng đạt 19,4 tỷ USD, tăng 16,7% và 41,1 tỷ USD, tăng 9,6%. Thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 2 tỷ USD. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt gần 549 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5%.
Các ngành kinh tế tiếp tục phát triển gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Công nghiệp và xây dựng tăng 6,21%; nông nghiệp tăng 2,52%, dịch vụ tăng 7,14%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt trên 881 nghìn tỷ đồng, tăng 10,5%.
Quảng Ninh
Năm 2024, Quảng Ninh gặp nhiều khó khăn cả từ thiên tai, nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế 8,42% với quy mô nền kinh tế ước tính 347,5 nghìn tỷ đồng. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10%, du lịch phát triển với 19 triệu lượt khách, và thu ngân sách nhà nước đạt 55.600 tỷ đồng.
Quảng Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng cho năm 2025 trên 12%, với tổng thu ngân sách dự kiến đạt 57.330 tỷ đồng, thu hút vốn FDI mạnh mẽ. Tỉnh sẽ tập trung vào phát triển du lịch, kinh tế số, và kinh tế xanh để đạt mục tiêu này.
Thanh Hóa
Năm 2024, tình hình kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc, với 23/25 chỉ tiêu chủ yếu được HĐND tỉnh quyết nghị hoàn thành và vượt kế hoạch.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2024 đạt 12,16%, quy mô kinh tế tính theo giá hiện hành năm 2024 ước đạt 318.752 tỷ đồng.
Trong đó, sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt kết quả khá toàn diện. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 ước tăng 19,25%; có 17/19 sản phẩm công nghiệp chủ yếu tăng so với cùng kỳ; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ vượt 5,1% kế hoạch và tăng 14,3% so với cùng kỳ; giá trị xuất khẩu vượt 4,9% kế hoạch, tăng 23,4%; giá trị nhập khẩu tăng 20,3%.
Tổng lượng khách du lịch năm 2024 ước đạt 15,3 triệu lượt, vượt 10,9% kế hoạch, tăng 22,5% (trong đó khách quốc tế ước đạt 719.000 lượt, tăng 16,7%); tổng thu du lịch vượt 4,4% kế hoạch, tăng 38%; doanh thu vận tải vượt 1,7% kế hoạch, tăng 14,5%…
Thu ngân sách nhà nước ước đạt 56.735 tỷ đồng, vượt 59,5% dự toán, tăng 31,4% so với cùng kỳ, cao nhất từ trước đến nay, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ và đứng thứ 7 cả nước. Thu hút FDI có dấu hiệu khởi sắc sau thời gian có dấu hiệu “hụt hơi” so với một số địa phương trong khu vực với 18 dự án tổng vốn đăng ký 422,9 triệu USD.
Nghệ An
Theo Cục Thống kê tỉnh Nghệ An, với tốc độ tăng trưởng đạt 9,01% năm 2024, tổng quy mô nền kinh tế (theo giá hiện hành) đạt hơn 216.943 tỷ đồng.
Lần đầu tiên Nghệ an thu hút được 9.450. triệu lượt khách du lịch, với doanh thu hơn 11.000 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách Nghệ An đạt 25.517 tỷ đồng, bằng 160,4% dự toán HĐND tỉnh giao, bằng 118,6% cùng kỳ năm 2023 (đứng thứ 17 toàn quốc và thứ 2 khu vực Bắc Trung Bộ).
Giải ngân vốn đầu tư công cũng là một điểm sáng của Nghệ An. Tính đến ngày 30/11/2024, tổng nguồn vốn đầu tư công đã giải ngân 7.166,388 tỷ đồng, đạt 69,65% tổng kế hoạch. Nếu không tính 363,308 tỷ đồng mới giao bổ sung tại Quyết định số 1306/QĐ-TTg ngày 01/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ thì tỷ lệ giải ngân đạt 72,2%.
Hà Tĩnh
Theo báo cáo của UBND tỉnh Hà Tĩnh, tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2024 của tỉnh ước đạt 7,48%. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước đạt 112.855 tỷ đồng (giá hiện hành), GRDP bình quân đầu người ước đạt 84,86 triệu đồng (3.499,14 USD/người), tăng 8,34% so cùng kỳ.
Sản xuất công nghiệp còn khó khăn nhưng đang dần phục hồi. Tăng trưởng toàn ngành đạt 6,54%; sản lượng bia đạt 83 triệu lít, tăng 19%; điện sản xuất đạt 9,7 tỷ kWh, tăng 19%; sản phẩm mới pack pin của Nhà máy pin VinES sau năm thứ hai vận hành đạt sản lượng cả năm gần 6.000 pack, đạt 60% kế hoạch.
Thu ngân sách ước đạt 17.900 tỷ đồng, đạt 102% dự toán, tương đương năm trước. Tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng khá, ước đạt 55.524 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ.
Giải ngân đầu tư công đến ngày 20/11/2024 đạt 5.819 tỷ đồng, bằng 108% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 61,5% kế hoạch tỉnh giao, phấn đấu đến cuối năm hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra.
Dịch vụ, du lịch tăng trưởng khá; xuất khẩu duy trì ổn định. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa, dịch vụ ước đạt hơn 70.000 tỷ đồng, tăng 17%; doanh thu ngành du lịch, ăn uống, lữ hành ước đạt hơn 8.538 tỷ đồng, tăng 12%; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2,4 tỷ.
Nguồn: cafef.vn
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Robot UAE sẽ thử nghiệm AI đầu tiên trên Mặt Trăng
- Hướng dẫn 9 cách xóa bớt 1 hay nhiều trang trong PDF (Update 2021)
- Ngân hàng Nhà nước sẽ họp cùng nhiều bộ về thị trường BĐS: Thêm động lực để thị trường sớm sôi động vào cuối năm 2023?
- Người dân Tân Uyên háo hức đón đường tạo lực mới đón Tết
- Đoàn xe quân sự Thái Lan bị đánh bom, 2 sĩ quan thiệt mạng