Khách hàng bên ngoài một cửa hàng Shoprite ở Cape Town, Nam Phi, ngày 8/3/3022. (Ảnh: Xinhua) |
Số liệu thống kê cụ thể trên worldometers.info vào sáng 9/3 cho thấy, hiện toàn thế giới có 383.755.733 ca nhiễm COVID-19 được công bố khỏi bệnh (chiếm 98% tổng số ca mắc). Trong số 59.663.553 ca bệnh đang điều trị thì có 59.593.741 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,9%) và 69.712 ca (chiếm 0,1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng.
Còn xét theo quy mô khu vực, số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Âu là 161.546.948 trường hợp, trong đó có 1.729.398 ca tử vong và 141.798.521 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, số ca nhiễm COVID-19 mới tại châu Âu cao nhất thế giới, trong đó, Đức dẫn đầu thế giới về số ca nhiễm COVID-19 mới, với 193.013 trường hợp, tiếp theo sau là Pháp với 93.050 trường hợp.
Tại Bắc Mỹ, tổng số ca nhiễm COVID-19 tính tới sáng 9/3 là 95.432.475 trường hợp, trong đó có 1.418.472 ca tử vong.
Dù số ca mắc mới, nhập viện và tử vong vì COVID-19 đang có xu hướng giảm, song Mỹ vẫn là nước bị tác động nặng nề nhất trong khu vực và trên thế giới, với tổng số 81.010.521 ca nhiễm và 987.494 ca tử vong vì COVID-19 ở thời điểm hiện tại. Trong bối cảnh trên, các chuyên gia y tế cảnh báo đại dịch COVID-19 khó có thể sớm bị loại bỏ, do đó người dân cần phải tiếp tục linh hoạt áp dụng đeo khẩu trang và thực hiện giãn cách nếu số ca nhiễm tăng cao trong khu vực sinh sống của mình. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) của Mỹ cho biết khoảng 3% dân số Mỹ, tương đương khoảng 9 triệu người, bị suy giảm miễn dịch và dễ mắc bệnh nặng dù sống ở khu vực địa lý nào.
Theo số liệu thống kê trên trang worldometers.info, hiện tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Á là 122.055.101 trường hợp, với 1.363.666 ca tử vong và 110.521.514 ca điều trị khỏi. Song song việc triển khai một chiến dịch tiêm chủng mở rộng, nhiều nước tiếp tục theo đuổi chủ trương mở cửa và sống chung an toàn với dịch bệnh một cách thận trọng.
Hiện Ấn Độ đang lên kế hoạch nối lại các chuyến bay quốc tế định kỳ từ ngày 27/3 tới sau 2 năm đình chỉ dịch vụ này do đại dịch COVID-19. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh COVID-19 ở quốc gia Nam Á đã lắng dịu đáng kể và các địa phương của nước này bắt đầu dỡ bỏ nhiều biện pháp phòng, chống dịch. Trong ngày 8/3, quốc gia Nam Á chỉ ghi nhận chưa đến 4.000 ca mắc mới COVID-19, mức thấp nhất trong 662 ngày qua.
Ngày 8/3, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakop cho biết nước này sẽ bắt đầu chuyển sang coi COVID-19 là bệnh đặc hữu và mở cửa trở lại biên giới nước này cho du khách quốc tế từ ngày 1/4 tới. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Malaysia cũng thông báo nới lỏng một số hạn chế, như cho phép các nhà hàng hoạt động qua 12h giờ đêm và dỡ bỏ giới hạn 50% sức chứa đối với các sự kiện tập trung đông người. Tuy nhiên, Malaysia vẫn áp đặt quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại những nơi công cộng và sử dụng ứng dụng quản lý dịch COVID-19 theo như yêu cầu khi tới các tụ điểm tại nước này.
Trong 24 giờ qua, châu Phi có thêm 12.118 ca nhiễm mới và 69 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng các con số thống kê được tính tới sáng 9/3 lần lượt là 11.588.789 và 250.307 trường hợp. Sau nhiều ngày dẫn đầu bảng thống kê, Nam Phi tiếp tục là nước chịu tác động nặng nề nhất trong khu vực, với 3.686.556 ca nhiễm COVID-19 và 99.625 ca tử vong vì dịch bệnh.
Trong 24 giờ qua, châu Đại Dương có thêm 67.884 ca nhiễm COVID-19, trong đó riêng Australia chiếm tới 43.197 ca. Hiện khu vực này có tổng số 3.943.511 trường hợp ca mắc COVID-19, với 8.094 ca tử vong. Australia hiện đang có số ca nhiễm cao nhất trong khu vực, với 3.429.179 ca, tiếp theo sau là New Zealand với 264.255 ca./.
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Bộ Xây dựng đề nghị NHNN thúc đẩy cho vay đối với doanh nghiệp bất động sản
- Quảng Nam thu hồi dự án Khu du lịch Phước Minh
- “Thị trường bất động sản không thể khó khăn hơn được nữa”
- Giá vàng hôm nay 24/1: Quay đầu đi lên
- Bất động sản vẫn là kênh trú ẩn an toàn