Hà Nội những ngày xưa cũ

166 lượt xem - Posted on

Chẳng ai trong chúng ta quên được thời tem phiếu, khẩu phần, nhà nước phân chia toàn bộ các sản phẩm như vậy. Thời ấy muốn mua gì cũng phải chờ được phát tem phiếu và đến xếp hàng ở của hàng mậu dịch. Mỗi người có một khẩu phần tháng bao nhiêu gạo, bao nhiêu thịt, một năm được mấy mét vải đều do nhà nước quy định. Kinh tế buôn bán tư nhân tư hữu bị cấm khiến hàng hóa khan hiếm, nhân dân thường xuyên phải chạy ăn từng bữa chứ nghĩ gì đến chuyện ăn ngon mặc đẹp như bây giờ.

Kí ứu về cuộc sống thời bao cấp với tôi, sâu sắc nhất là những ngày Tết bao cấp. Cả năm chịu cảnh thiếu ăn, khẩu phẩn thịt chỉ được 150g/người 1 tháng. Nhà nào cũng tính đổi thịt nạc lấy mỡ để trong nhà có hũ mỡ xào rau nên có khi chỉ đến Tết mới có thịt ăn. Tết thì mới được phân phối gạo nếp, đậu xanh để gói bánh chưng, để nấu nồi chè con ong. Nhà nào nhà nấy tất bật xếp hàng ở cửa hàng mậu dịch từ 3-4 giờ sáng để đến lượt mua hàng. Tết là những ngày tháng duy nhất mà con người ta cảm thấy thoải mái hơn một chút trong những ngày tháng bao cấp đầy khó khăn và khổ cực.

Mỗi cái tết đến là trẻ con như tôi ngày ấy thấy vui và sung sướng nhất, nên chắc sau này mới có câu: “Vui như Tết”.  Chúng tôi không phải mặc quần áo vá chằng vá đụp, quần áo cắt ra may lại từ đồ của bố mẹ nữa mà được mặc áo mới vì vải được phân phối trong năm để dành đến Tết mới cắt để ăn diện. Nhà nào cũng được phát một túi quà Tết, độ tháng 11 thì Sở Công Thương sẽ công bố túi quà Tết năm nay gồm những gì, phân phối ra sao. Quà Tết ở thành phố thì đẩy đủ hơn ở nông thôn. Tôi đón túi quà Tết từ tay bố sau cả ngày cụ xếp hàng ở của hàng mậu dịch, nhảy nhót tung tăng qua các tầng nhà của khu tập thể. Ngày ấy bố tôi được phát suất E2, được chai rượu chanh, ít mộc nhĩ nấm hương, măng khô miến với bóng bì, túi hạt tiêu, chè Hồng Đào, bao thuốc Điện Biên. Nhưng với tôi sung sướng nhất là nửa cân kẹo của nhà máy kẹo Hà Nội. Nhà tôi gần phố Hàng Đường, dân trong phố cũng tự làm ô mai để đổi lấy đồ Tết còn thiếu. Tết với gia đình tôi ngày xưa là phải có Túi quà tết được phân phối, có túi ô mai đổi gạo nếp bởi nhà tôi hay được bà dì dưới quê gửi lên cho ăn tết, có câu đối, có quần áo mới, có gia đình sum họp.

Lũ trẻ bây giờ sung sướng đủ đầy nên khó có thể hiểu được trẻ con ngày xưa yêu quý cái kẹo nhà máy giấy gói trắng lót bằng giấy gói màu gạo ăn được như thế nào. Bỏ cái kẹo vào miệng ngậm chư chẳng dám nhai. Dù cuộc sống bây giờ của tôi không thiếu thốn thứ gì, tôi vẫn không bao giờ quên giây phút ngày bé được ăn mấy cái kẹo nhà máy ngày Tết xưa.

Hương vị của tuổi thơ khi mà đói khát làm ta trân quý những viên kẹo, những viên ô mai như trân quý viên ngọc tình cảm vậy. Giờ kinh tế, sản xuất phát triển, bánh kẹo ngoại nhập tràn lan nhưng để tìm được hương vị thủa xưa thì khó lắm. Họa may chỉ còn có ô mai Hồng Lam, hay một vài tiệm ở hàng đường là còn giữ được hương vị y như ngày bé tôi ăn. Ngày xưa đường khan hiếm, các bà các mẹ sẽ thật khéo léo mà cho đường vào ô mai vừa vặn. Viên ô mai ăn vừa chua, vừa ngọt, cay cay lại thơm nồng mùi gừng, ăn nhiều cũng không ngán. Bỏ viên ô mai vào miệng vừa ăn vừa ngẫm nghĩ vừa mơ tưởng, ngồi trong nhà nhìn cành đào trên bàn thờ,ngắm chậu hoa thủy tiên, ngắm phố phường cây lá sang xuân dưới làn mưa lất phất, ấy mới là cái Tết xưa. Mẹ tôi khách nào tới cũng đưa cho mấy viên ô mai mời ăn rồi bảo vừa ngon lại vừa chữa ho đấy, khách đi lại bọc kín túi ô mai lại không sợ mấy anh hem tôi ăn hết phần mời khách.

Giờ mẹ tôi cũng không còn nhưng cứ Tết là tôi lại mua vài hộp ô mai mơ gừng, ô mai sấu ở tận cửa hàng Hồng Lam để lên bàn thờ cúng các cụ, để có thể sống lại những tháng ngày tuổi thơ khó khăn nhưng ấm áp tình người trước kia.

Nguồn: https://honglam.vn/

Bài viết cùng chủ đề:

Bạn đang xem Hà Nội những ngày xưa cũtrên Express 24h chuyên trang tin tức uy tín hàng đầu việt nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *