Báo quốc tế: Kinh tế Việt Nam đang có cơ hội bùng nổ

98 lượt xem - Posted on

Trong 10 năm qua, Việt Nam đã thu hút được sự quan tâm đáng kể của cộng đồng doanh nghiệp toàn cầu.

Cách đây vài thập kỷ, nền kinh tế của đất nước từng chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp nhưng hiện nay, Việt Nam đang là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.

Báo quốc tế: Kinh tế Việt Nam đang có cơ hội bùng nổ - Ảnh 1.
Ảnh minh họa. Nguồn: Alibaba.com

Theo trang Seller.alibaba.com, sức hấp dẫn của Việt Nam không chỉ ở tốc độ tăng trưởng GDP ngoạn mục. Trong bối cảnh thương mại điện tử toàn cầu thay đổi và phát triển, Việt Nam đang trở thành nhân tố thu hút chính bởi tầng lớp trung lưu của đất nước ngày càng tăng, công nghệ phát triển và mối quan hệ thương mại thuận lợi.

Trong lĩnh vực thương mại điện tử, cụ thể là nền tảng thương mại điện tử Alibaba.com, Việt Nam không chỉ là thị trường nghiên cứu thú vị mà còn là điểm đến đầy hứa hẹn. Tính năng nhà cung cấp tin cậy sẽ giúp người mua tin tưởng vào người bán.

Sự kết hợp giữa dân số trẻ, am hiểu công nghệ và chính phủ tận tâm trong công cuộc cải cách kinh tế đã mang đến cơ hội vàng thu hút các nhà đầu tư vào nước này.

Được biết đến với cảnh đẹp và lịch sử phong phú, Việt Nam đang dần nổi lên như một cường quốc kinh tế ở Đông Nam Á. Sự chuyển đổi của đất nước đã thu hút sự chú ý của các doanh nghiệp, nhà đầu tư và quan trọng hơn là các gã khổng lồ thương mại điện tử.

Yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế phát triển tại Việt Nam

Lĩnh vực sản xuất phát triển mạnh mẽ , nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài đáng kể và sự nắm bắt chiến lược của chuỗi cung ứng toàn cầu đang cho thấy rằng Việt Nam không chỉ là một nền kinh tế tăng trưởng mạnh mà còn thịnh vượng. Kết quả đạt được là sự kết hợp giữa chính sách, sự đổi mới và tinh thần kinh doanh.

Báo quốc tế: Kinh tế Việt Nam đang có cơ hội bùng nổ - Ảnh 2.
Ảnh minh họa. Nguồn: Alibaba.com

Sự trỗi dậy của Việt Nam trong nền kinh tế toàn cầu thể hiện ở khả năng chuyển đổi, phục hồi và ra quyết định chiến lược của đất nước. Những bước tiến được chứng kiến trong vài chục năm qua không phải là kết quả của sự may mắn hay ngẫu nhiên mà là sự nỗ lực chung của các nhà lãnh đạo đất nước, cộng đồng doanh nghiệp và người dân Việt Nam.

Trọng tâm của sự chuyển đổi kinh tế là chính sách Đổi mới kịp thời được đưa ra vào năm 1986. Chính sách Đổi mới gắn liền với một loạt các cải cách nhằm tạo ra một “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Từ đây, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với việc chính phủ tự do hóa các chính sách đầu tư và đưa ra các ưu đãi, các tập đoàn đa quốc gia bắt đầu thành lập chi nhánh, mang theo không chỉ vốn mà còn cả chuyên môn công nghệ.

Nhiều doanh nghiệp nhà nước được tư nhân hóa giúp hiệu quả tăng lên. Ngoài ra, các lĩnh vực như ngân hàng, viễn thông và vận tải đã chứng kiến sự hiện đại hóa đáng kể, tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh thuận lợi hơn.

Việt Nam chủ động tham gia các hiệp định thương mại khu vực và toàn cầu, từ đó giảm thuế quan và rào cản, tạo điều kiện cho quan hệ thương mại thông suốt hơn. Động thái chiến lược này cho phép Việt Nam trở thành một phần không thể thiếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, thúc đẩy tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Cùng với những chuyển đổi chính sách, lĩnh vực sản xuất và dịch vụ ở Việt Nam bắt đầu bùng nổ. Lĩnh vực sản xuất mạnh mẽ của Việt Nam, đặc biệt là điện tử và dệt may, đã đưa Việt Nam trở thành trung tâm toàn cầu. Lao động giá cả phải chăng, cùng với cơ sở hạ tầng được cải thiện, đã thu hút nhiều công ty toàn cầu chuyển cơ sở sản xuất sang Việt Nam.

Hơn nữa, việc Việt Nam tham gia vào các thị trường thương mại điện tử toàn cầu thể hiện tiềm năng sản xuất của nước này và cho phép các doanh nghiệp địa phương thâm nhập vào hoạt động kinh doanh bán buôn toàn cầu.

Báo quốc tế: Kinh tế Việt Nam đang có cơ hội bùng nổ - Ảnh 3.
Ảnh minh họa. Nguồn: Alibaba.com

Lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là du lịch, công nghệ thông tin và bán lẻ, có mức tăng trưởng đáng kể. Bởi tầng lớp trung lưu đang gia tăng, các mô hình tiêu dùng nội địa xuất hiện, từ đó thúc đẩy lĩnh vực bán lẻ. Các dịch vụ công nghệ thông tin, tập trung vào phát triển phần mềm và các dịch vụ hỗ trợ công nghệ thông tin, đã trở thành yếu tố đóng góp nổi bật cho xuất khẩu và việc làm.

Về bản chất, Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất Đông Nam Á, là minh chứng cho tầm nhìn chiến lược, khả năng phục hồi và thích ứng. Đối với ngành thương mại điện tử, đặc biệt là trên các nền tảng như Alibaba.com, tiềm năng này là rất lớn.

Ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sản xuất

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là yếu tố cốt lõi trong thời kỳ phục hưng sản xuất của Việt Nam. Việc thu hút dòng vốn đáng kể, tích lũy công nghệ và kinh nghiệm từ các nước đã phát triển năng lực sản xuất của đất nước.

Một trong những lợi ích quan trọng nhất của FDI là chuyển giao công nghệ hiện đại. Các công ty quốc tế đang tìm cách tận dụng thị trường lao động tiết kiệm chi phí của Việt Nam, áp dụng các công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, nâng cao năng suất và chất lượng tổng thể của ngành sản xuất.

FDI đã mang đến cơ hội thành lập nhiều đơn vị sản xuất trên khắp đất nước, tạo ra việc làm đáng kể. Điều này không chỉ cải thiện mức sống của nhiều người Việt Nam mà còn truyền đạt những kỹ năng quan trọng cho lực lượng lao động.

Để đáp ứng sự gia tăng các hoạt động sản xuất, Việt Nam cũng chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu. Đường sá, bến cảng và khu công nghiệp đã được cải thiện đáng kể nhờ đầu tư nước ngoài.

Với nhiều tập đoàn đa quốc gia mở nhà máy sản xuất tại Việt Nam, quốc gia này đã hội nhập liền mạch vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này đã mở rộng khả năng tiếp cận thị trường của Việt Nam, tạo điều kiện cho sản phẩm nước này tiếp cận người tiêu dùng trên toàn thế giới./.

Nguồn: https://toquoc.vn

Bài viết cùng chủ đề:

Bạn đang xem Báo quốc tế: Kinh tế Việt Nam đang có cơ hội bùng nổtrên Express 24h chuyên trang tin tức uy tín hàng đầu việt nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *