Vừa qua, tỉnh Bình Dương đã công bố quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thành lập TP.Tân Uyên, đưa địa phương này trở thành tỉnh thứ 2 của cả nước có 4 thành phố trực thuộc.
Không còn hộ nghèo theo chuẩn Trung ương
Theo ông Bùi Minh Trí, Bí thư Thành ủy TP.Tân Uyên, sau ngày thống nhất đất nước, trải qua 48 năm xây dựng và phát triển, Tân Uyên từ một huyện thuần nông với những hậu quả hết sức nặng nề do chiến tranh để lại, nhưng với tinh thần đoàn kết, sự quyết tâm cao, nỗ lực lớn, Tân Uyên đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu kinh tế – xã hội hết sức quan trọng.
Theo ông Bùi Minh Trí, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của TP.Tân Uyên đạt khoảng 12,57%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực và đúng định hướng, thu ngân sách hằng năm đạt và vượt chỉ tiêu đề ra; thành phố không còn hộ nghèo theo chuẩn Trung ương; cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư hoàn thiện đã góp phần thu hút nhiều doanh nghiệp đến đầu tư, thành lập mới và mở rộng sản xuất, kinh doanh.
Theo ông Trí, hiện nay TP.Tân Uyên đã đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình giao thông trọng điểm, kết nối với hệ thống giao thông của tỉnh. Đến nay, sau gần 10 năm thực hiện, hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, TP.Tân Uyên đã được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại. Tân Uyên được công nhận là đô thị loại 3 từ năm 2018.
Dấu mốc quan trọng
Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết diện mạo đô thị của TP.Tân Uyên ngày càng khởi sắc theo hướng văn minh, hiện đại. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị luôn được chú trọng, có nhiều đổi mới và đạt được những kết quả tích cực. Các chính sách an sinh xã hội được quan tâm triển khai kịp thời. Đời sống vật chất và tinh thần của đại đa số người dân trên địa bàn không ngừng được cải thiện và nâng cao… “Những kết quả đạt được đó đã đáp ứng đầy đủ, khá toàn diện các tiêu chí của một thành phố trực thuộc tỉnh theo quy định của pháp luật”, ông Minh nhấn mạnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết sự kiện thành lập TP.Tân Uyên là dấu mốc rất quan trọng, mở ra thời cơ mới, vận hội mới cho sự phát triển của Tân Uyên và Bình Dương. Sự kiện này cũng là tín hiệu vui cho sự đi lên mạnh mẽ trong quá trình công nghiệp hóa gắn với đô thị hóa và hiện đại hóa của tỉnh Bình Dương sau hơn 26 năm tái lập tỉnh; là đòn bẩy tạo sức bật mới để có thể phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh cho sự phát triển kinh tế – xã hội của TP.Tân Uyên, đồng thời cũng là động lực cổ vũ, khích lệ sự vươn lên mạnh mẽ của các địa phương khác trong toàn tỉnh.
BOX: TP.Tân Uyên có diện tích 191,76 km², dân số 466.053 người. TP.Tân Uyên có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 phường: Hội Nghĩa, Khánh Bình, Phú Chánh, Tân Hiệp, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thái Hòa, Thạnh Phước, Uyên Hưng, Vĩnh Tân và 2 xã: Bạch Đằng, Thạnh Hội. TP.Tân Uyên có các KCN như VSIP 3 và Nam Tân Uyên, cụm công nghiệp Thái Hòa, Tân Hiệp, Uyên Hưng. TP.Tân Uyên hiện đang là đô thị loại 3; giáp TP.Thủ Dầu Một, TP.Thuận An, TP.Dĩ An, H.Bắc Tân Uyên, TX.Bến Cát (Bình Dương) và giáp H.Vĩnh Cửu (Đồng Nai). Chủ tịch UBND TP.Tân Uyên hiện nay là ông Đoàn Hồng Tươi.
Nguồn: https://thanhnien.vn
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Đẩy nhanh các quy định chi tiết thi hành các luật liên quan đến đất đai, nhà ở
- Khơi thông dòng chảy tín dụng cho bất động sản
- Ca mắc COVID-19 tăng, TP. Hồ Chí Minh kích hoạt trở lại “Chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ”
- Mâu thuẫn nổ súng trong đêm, một người bị bắn gục
- Bão số 4 đang quần thảo khu vực Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi, gió giật cấp 10