Đó là những nhận định của Tiến sĩ Cấn Văn Lực trước bối cảnh thị trường bất động sản rơi vào cảnh “đìu hiu”, tín dụng bị siết, thanh khoản giảm nhưng giá nhà vẫn tăng.
Bàn về những điểm sáng trong chính sách cho thị trường bất động sản Việt Nam năm 2023, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – tiền tệ Quốc gia cho biết, thời gian vừa qua, Chính phủ, Thủ tướng và các bộ, ngành đã vào cuộc quyết liệt với mong muốn hỗ trợ thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững và hiệu quả hơn nữa.
Thế nhưng, vị chuyên gia này cũng cho rằng, nhiều người chưa hiểu đúng về thông điệp của Thủ tướng trong việc thúc đẩy, tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.
“Cần phải hiểu đúng hơn về thông điệp của Thủ tướng, chứ không phải Chính phủ bỏ rơi doanh nghiệp. Đây là cách hiểu phiến diện, tiêu cực… Chúng ta không nên tranh luận với nhau về câu chữ”, TS Cấn Văn Lực bày tỏ quan điểm.
Thực tế, Thủ tướng muốn nhắc nhở doanh nghiệp bất động sản phải cẩn trọng, cũng như có những bài toán kinh tế phù hợp với năng lực tài chính, năng lực quản lý, rủi ro, năng lực quản trị để tránh hiện tượng tự làm khó mình.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần chủ động giải quyết mọi việc trong khả năng của mình. Như cơ cấu lại sản phẩm, có thể bán tài sản với mức chiết khấu nhất định nhằm tháo gỡ khó khăn; hoặc đàm phán với trái chủ, các chủ nợ,…
“Tôi lấy ví dụ như Tập đoàn Novaland, họ cũng đã và đang phải chủ động giải quyết theo hướng đó, còn cái gì vượt quá tầm doanh nghiệp, ví dụ liên quan đến cơ chế chính sách thì rõ ràng là Chính phủ sẽ có những quyết sách để giải quyết. Như vậy, đây là bài toán đồng hành giữa Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp”, ông Lực nói.
Trong bối cảnh có nhiều ý tưởng và chính sách, nên vạch rõ thứ tự ưu tiên để mang lại hiệu quả như mong muốn. Thứ nhất, cần giải quyết rõ ràng các vấn đề về pháp lý. Thứ hai, phải giải quyết tốt hơn về câu chuyện nguồn vốn, trong đó có thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Thứ ba, đẩy mạnh, nhanh hơn nữa việc giải ngân đầu tư công. Từ đó sẽ tháo gỡ những vướng mắc về cơ sở hạ tầng cũng như là cải cách các tồn đọng về vốn giữa các doanh nghiệp xây lắp với nhau. Cuối cùng, cần phải có những biện pháp, chính sách về tín dụng.
“Về lâu dài, Chính phủ cũng như các bộ, ngành cần phải quan tâm để điều tiết quan hệ cung cầu trên thị trường cho tốt hơn. Tiếp đến là để giá bất động sản phải sát hơn so với nhu cầu và cái khả năng thu nhập của người dân tại Việt Nam”, TS.Cấn Văn Lực khẳng định.
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Nghề môi giới chứng khoán
- Xăng tiếp tục giảm giá
- Luật Đất đai 2024: Quy định xử lý diện tích đất thực tế chênh lệch với sổ đỏ
- Hạ tầng đô thị Thành phố Tân Uyên (Bình Dương) phát triển mạnh
- Vụ người tâm thần chém cha và anh trai tử vong: Sắp có đám cưới thì bi kịch xảy ra