Thị trường ngày 19/8: Giá các mặt hàng đồng loạt tăng

129 lượt xem - Posted on
Thị trường ngày 19/8: Giá các mặt hàng đồng loạt tăng - Ảnh 1.
Ảnh minh họa

Dầu tăng 1%

Giá dầu tăng khoảng 1% vào thứ Sáu do có dấu hiệu sản lượng của Mỹ chậm lại. Dầu thô Tây Texas của Mỹ (WTI) tăng 86 cent, tương đương 1,1%, lên 81,25 USD/thùng, trong khi dầu thô Brent tăng 68 cent, tương đương 0,8%, đạt mức 84,80 USD/thùng.

Tính chung cả tuần, giá tăng khoảng 2%, là tuần tăng thứ 8 liên tiếp.

Thị trường dầu mỏ phiên này được hỗ trợ sau khi dữ liệu ngành cho thấy số lượng giàn khoan dầu và khí đốt tự nhiên của Mỹ đã giảm tuần thứ sáu liên tiếp.

Tuy nhiên, mối lo ngại cũng gia tăng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ vẫn chưa hoàn thành việc tăng lãi suất để giải quyết lạm phát. Chi phí vay cao hơn có thể cản trở tăng trưởng kinh tế và do đó làm giảm nhu cầu chung về dầu mỏ.

Vàng vững giá

Giá vàng ít thay đổi vào thứ Sáu, nhưng tính chung cả tuần giảm tuần thứ ba liên tiếp do dữ liệu kinh tế khả quan gần đây của Mỹ làm tăng khả năng lãi suất sẽ duy trì ở mức cao hơn trong thời gian dài hơn.

Giá vàng giao ngay kết thúc phiên ổn định ở mức 1.887,79 USD/ounce, giảm 1,4% trong cả tuần. Giá vàng Mỹ kỳ hạn tháng 12 tăng 0,1% lên 1.916,5 USD

Giúp hạn chế đà giảm của giá vàng trong phiên này là đồng USD giảm 0,2%, khiến vàng trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ các loại tiền tệ khác.

Các thương nhân kỳ vọng Fed sẽ giữ lãi suất trong khoảng 5,25% -5,5% cho đến năm 2024, trong khi chờ thông tin từ hội nghị thượng đỉnh Jackson Hole vào tuần tới.

Đồng hồi phục nhẹ

Giá đồng hồi phục vào thứ Sáu nhưng vẫn theo đà giảm tuần thứ ba liên tiếp do dữ liệu kinh tế đáng thất vọng từ Trung Quốc và những bất ổn đang diễn ra trong lĩnh vực bất động sản.

Đồng kỳ hạn 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại Luân Đôn tăng 0,2% lên 8.250 USD/tấn vào cuối phiên. Tính chung cả tuần, giá. giảm 0,5%.

Triển vọng đối với kim loại công nghiệp tiếp tục xấu đi khi những lo ngại về nền kinh tế Trung Quốc gia tăng. Đó là một môi trường đầy thách thức đối với kim loại và nhiều khả năng giá sẽ giảm hơn khi Trung Quốc tiếp tục gây thất vọng.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đang đặt mục tiêu tăng trưởng 5% hàng năm trong năm nay. Sau khi dữ liệu hoạt động kinh tế tháng 7 không phù hợp với kỳ vọng, ngày càng nhiều nhà kinh tế cảnh báo rằng họ có thể không đạt được mục tiêu trừ khi Bắc Kinh tăng cường các biện pháp hỗ trợ.

Quặng sắt tăng

Giá quặng sắt tăng tuần thứ hai liên tiếp do các nhà máy thép ở tỉnh sản xuất thép hàng đầu của Trung Quốc vẫn chưa cắt giảm sản lượng, ngay cả khi thị trường vẫn nghi ngờ về nhu cầu dài hạn.

Quặng sắt kỳ hạn tháng 1 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc tăng 2,94% lên 771,5 nhân dân tệ (105,87 USD)/tấn, tăng phiên thứ bảy liên tiếp.

Trên Sàn giao dịch Singapore, quặng sắt kỳ hạn tháng 9 tăng 0,8% lên 106,5 USD/tấn.

Có tin các nhà máy thép ở Hà Bắc vẫn chưa thực hiện cắt giảm sản lượng. Ngân hàng ANZ cho biết xuất khẩu giảm từ Úc và Brazil đã làm giảm tồn kho quặng sắt ở Trung Quốc.

Tồn kho quặng tinh quặng sắt nhập khẩu do 64 nhà sản xuất thép Trung Quốc nắm giữ đã giảm xuống còn 8,7 triệu tấn vào ngày 16 tháng 8, giảm 2,1% so với tuần trước và giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mysteel Global cho biết nhiều nhà máy đã giảm hoạt động mua quặng sắt do khả năng các biện pháp kiểm soát sản lượng thép được đưa ra đã tăng lên và tỷ suất lợi nhuận trên doanh số bán thép đã giảm.

Cà phê tăng

Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 tăng 0,9 cent, tương đương 0,6%, lên 1,5 USD/lb, sau khi trước đó chạm mức thấp 1,4720 USD.

Các đại lý cà phê tại Brazil đã chốt nhiều thương vụ xuất khẩu trong tháng 7 do thấy giá cả phù hợp. Các giao dịch này có thể sẽ được chuyển hàng ngay bây giờ, vì vậy số liệu xuất khẩu arabica tháng 8 của Brazil rất có thể sẽ đạt mức cao.

Cà phê robusta kỳ hạn tháng 11 giảm 28 USD, tương đương 1,2%, xuống 2.363 USD/tấn.

Giá cà phê Robusta được dự báo sẽ kết thúc năm dưới mức hiện tại nhưng vẫn ghi nhận mức tăng hàng năm là 28%.

Cao su tăng tăng

Giá cao su kỳ hạn tại Nhật Bản tăng phiên thứ 4 liên tiếp và ghi nhận tuần tăng đầu tiên trong 10 tuần nhờ đồng yên yếu hơn, mặc dù ngày càng có nhiều lo ngại về khủng hoảng bất động sản ở Trung Quốc.

Hợp đồng cao su giao tháng 1 của Sở giao dịch Osaka kết thúc tăng 2,3 yên, tương đương 1,2%, lên 198,6 yên (1,37 USD)/kg. Tính chung cả tuần giá tăng 1,1%.

Hợp đồng cao su giao tháng 1 trên sàn giao dịch Thượng Hải tăng 15 CNY lên 12.147 CNY (1.667,19 USD)/tấn.

Tuy nhiên, hầu hết những người tham gia đều đứng ngoài cuộc vì giá hàng thực không giảm nhanh như hợp đồng tương lai và hầu hết các chuyển động trong tương lai đều do diễn biến tỷ giá.

Lúa mì, đậu tương và ngô tăng

iá lúa mì trên Sàn Thương mại Chicago đã tăng gần 4% vào thứ Sáu do nguy cơ gián đoạn xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen.

Giá đậu tương kỳ hạn tăng phiên thứ ba lên mức cao nhất trong tháng 7 do dự báo thời tiết nóng và khô của Mỹ làm dấy lên lo ngại về căng thẳng mùa màng. Ngô kỳ hạn cũng kết thúc ở mức tăng.

Trên sàn CBOT, hợp đồng lúa mì kết thúc ở mức 23-3/4 cent ở mức 6,39 USD/bushel. Đầu tuần này, hợp đồng này chạm mức giá thấp nhất kể từ ngày 1/6.

Đậu tương kết thúc cao ở mức tăng 23-1/4 cent lên 13,53-1/4 cent/bushel, cao nhất kể từ ngày 31 tháng 7. Ngô tăng 7-1/4 cent lên 4,93 USD/bushel.

Khí đốt cao nhất 5 tháng

Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) giao ngay tại châu Á tuần này đã tăng lên mức cao nhất 5 tháng, do nguy cơ có thể xảy ra đình công tại một số cơ sở sản xuất LNG của Úc làm gia tăng lo ngại về nguồn cung.

Giá LNG trung bình của khí kỳ hạn giao tháng 10 tới Đông Bắc Á đã tăng lên 14,00 USD/ mmBtu trong tuần này, từ mức 11,50 USD của tuần trước, mức cao nhất kể từ giữa tháng 3,

Tuy nhiên, các nguyên tắc cơ bản của thị trường khí đốt châu Âu vẫn tạo xu hướng giảm giá, với việc châu Âu đang trên đà đạt được lượng dự trữ hơn 100 tỷ mét khối vào cuối tháng 10.

Giá LNG ở tây bắc châu Âu kỳ hạn giao tháng 9 trên cơ sở xuất xưởng (DES) ở mức 12,799 USD/mmBtu vào ngày 17 tháng 8, giảm 0,70 USD/mmBtu so với khí kỳ hạn tháng 10 tại trung tâm gas TTF của Hà Lan.

Gạo giảm

Sau nhiều tuần tăng nóng, giá gạo tại một số nước xuất khẩu chủ chốt ở châu Á tuần này giảm.

Gạo đồ 5% tấm của Ấn Độ tuần này giảm xuống 450-455 USD/tấn từ mức kỷ lục 460-467 USD vào tuần trước, trong bối cảnh nhu cầu yếu. bTháng trước, Ấn Độ đã áp đặt lệnh cấm xuất khẩu gạo trắng non-basmati. Tuy nhiên, không có hạn chế đối với xuất khẩu gạo đồ non-basmati.

Giá gạo 5% tấm của Thái Lan tuần này cũng giảm xuống còn 615-620 USD/tấn so với mức 650-655 USD của tuần trước, do kỳ vọng về nguồn cung mới. Các thương nhân nước này dự đoán giá sẽ giảm thêm nữa.

Riêng giá gạo Việt Nam tiếp tục tăng, với loại 5% tấm xuất khẩu đạt 660 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 7/2008, so với 620-630 USD vào tuần trước, do nguồn cung thấp.

Những dự báo về hình thái thời tiết El Nino kéo dài trong năm nay cũng đe dọa nguồn cung toàn cầu, đặc biệt là ở châu Á, nơi vốn đã bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến ở Ukraine.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 19/8:

Thị trường ngày 19/8: Giá các mặt hàng đồng loạt tăng - Ảnh 2.
Nguồn: https://cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề:

Bạn đang xem Thị trường ngày 19/8: Giá các mặt hàng đồng loạt tăngtrên Express 24h chuyên trang tin tức uy tín hàng đầu việt nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *