Chiều 27/4, thành phố Dĩ An (Bình Dương) tổ chức lễ công bố quyết định về việc được công nhận là đô thị loại 2. Trước đó ngày 27/3, thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc công nhận thành phố Dĩ An là đô thị loại 2 trực thuộc tỉnh Bình Dương.
Thị xã Dĩ An được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Bình Dương kể từ ngày 1/2/2020 và đến nay tiếp tục được công nhận là đô thị loại 2.
TP. Dĩ An được thành lập trên cơ sở toàn bộ 60,1km2 diện tích tự nhiên và quy mô dân số hơn 403.000 người của thị xã Dĩ An. Dĩ An là thành phố có vị trí “vàng” của Bình Dương do tiếp giáp với TPHCM và tỉnh Đồng Nai, có nhiều công trình kết nối vùng đi qua như xa lộ Hà Nội, quốc lộ 1K, cầu Đồng Nai, Bến xe Miền Đông mới, khu đô thị Đại học Quốc gia TPHCM.
Khu vực Trung tâm Hành chính TP. Dĩ An |
TP. Dĩ An có vị trí giao thông thuận lợi để trở thành cửa ngõ trung chuyển hàng hóa với các địa phương và vùng lân cận. Hiện nay trên địa bàn TP. Dĩ An có nhiều doanh nghiệp Logistics tên tuổi như: ICD Sóng Thần, với tổng diện tích 500.000m2, trong đó 150.000m2 bãi container và 160.000m2 kho các loại; Trung tâm Logistics Dĩ An có tổng diện tích quy hoạch khoảng 100ha với vốn đầu tư là 125 triệu USD.
Với vị trí cửa ngõ của tỉnh Bình Dương, do đó Dĩ An được đặc biệt đầu tư mạng lưới giao thông kết nối vùng. Theo đó, Bình Dương và TP.HCM đang phối hợp triển khai các dự án giao thông kết nối, gồm: Nâng cao tĩnh không cầu Bình Triệu 1, cầu Bình Phước 1; rà soát vị trí cầu bắc qua sông Sài Gòn trên đường Vành đai 4; nút giao thông Sóng Thần; kết nối đường An Bình – Đào Trinh Nhất đến đường Phạm Văn Đồng; kết nối Quốc lộ 1A, Quốc lộ 13.
TP. Dĩ An là nơi trung chuyển hàng hóa của tỉnh Bình Dương |
Đối với đường cao tốc TPHCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, phía TPHCM đang rà soát cập nhật quy hoạch hướng tuyến tại nút giao Gò Dưa; về phía tỉnh Bình Dương đang tổ chức lấy ý kiến các ngành chức năng về việc chuẩn bị đầu tư dự án.
Bình Dương cũng phối hợp với tỉnh Đồng Nai rà soát, cập nhật quy hoạch đảm bảo phù hợp, thông suốt các dự án giao thông kết nối hai địa phương như: Cầu Hiếu Liêm, cầu Thạnh Hội 2, trục giao thông ĐT.747 – Bùi Hữu Nghĩa – ĐT.743a, hệ thống đường bộ kết nối giữa TP. Biên Hòa với TP. Dĩ An.
Đối với Dự án đường Vành đai 3 TPHCM, phía Bình Dương đã giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông làm chủ đầu tư các dự án thành phần trên địa bàn. Dự án này chủ yếu phần diện tích đi qua tỉnh Bình Dương thuộc địa bàn TP. Dĩ An.
Hệ thống giao thông tại TP. Dĩ An được đầu tư nâng cấp và nhiều dự án chuẩn bị đầu tư |
Về tình hình triển khai các dự án đường sắt liên kết vùng, Bình Dương đã kiến nghị đầu tư dự án kéo dài tuyến đường sắt Bến Thành – Suối Tiên từ ga Suối Tiên đến phường Bình Thắng (TP. Dĩ An) bằng nguồn vốn ODA. Theo lộ trình, tuyến đường sắt ở giai đoạn 1 kéo dài 1,8km từ ga Suối Tiên về ga nút giao Bình Thắng (hình thức đầu tư vận hành theo hướng tỉnh Bình Dương đầu tư, Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HC quản lý).
Giai đoạn 2 và 3 kéo dài 25,2km từ TP. Dĩ An về ga Trung tâm Thành phố mới Bình Dương. Ngoài ra, Bình Dương đang nghiên cứu tổng thể, lập quy hoạch chi tiết tuyến đường sắt Bàu Bàng – Thị Vải – Cái Mép để tiếp tục đề xuất dự án.
Nguồn: https://tienphong.vn
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Tăng lương cơ sở, lương hưu, lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024
- Bình Dương tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở
- Tối nay xuất hiện Mặt trăng màu cam và tròn nhất trong 100 năm qua
- Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương khảo sát các dự án giao thông trọng điểm
- Quốc hội thảo luận về luật đất đai, luật kinh doanh bất động sản