Tân Uyên đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, đô thị sau khi lên thành phố

379 lượt xem - Posted on

Nghị quyết thành lập thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương vừa thông qua là động lực để Tân Uyên tiến lên đô thị loại 2 vào năm 2025, trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và đô thị hóa phía đông nam của tỉnh Bình Dương. Thành phố có tổng diện tích gần 192 km2, gồm 10 phường, 2 xã, dân số khoảng 466.000 người.

Loạt dự án hạ tầng trọng điểm

Thực tế, đề án nâng cấp Tân Uyên lên thành phố được chính quyền tỉnh Bình Dương chuẩn bị trong nhiều năm qua. Đây là địa bàn phát triển nhanh, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13%/năm. Công nghiệp, xây dựng, dịch vụ chiếm 90% cơ cấu nền kinh tế, thu ngân sách khoảng 4.000 tỷ đồng.

Mặt khác, tốc độ đô thị hóa cao ở thành phố Tân Uyên cũng thể hiện rất rõ ở cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông, đô thị được đầu tư đẩy mạnh.

Hiện Tân Uyên đang có 2 dự án giao thông trọng điểm là đường Vành đai 4 và cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành mà phần lớn diện tích đi qua địa bàn Tân Uyên. Theo lộ trình, 2 dự án này sẽ hoàn thành trong năm 2025, tiếp tục mở ra động lực tăng trưởng mới cho Tân Uyên trong tương lai.

Chưa kể, việc Tân Uyên dành hàng tỷ USD chỉnh trang đô thị, xây dựng nhà ở và triển khai hàng loạt dự án phát triển hạ tầng nhằm tăng cường tính liên kết vùng như Vành Đai 3, cầu Bạch Đằng 2, đại lộ Uyên Hưng – Thủ Dầu Một, đại lộ Nam Tân Uyên cùng các tuyến huyết mạch ĐT 743, ĐT 747B… sẽ giúp thị trường này tăng tốc nhanh hơn, đồng thời, tập trung nâng cấp, mở rộng tuyến đường ĐT 746 (đoạn từ ngã tư Bình Chuẩn đến ngã ba giao với tuyến đường Đài Liệt sỹ Tân Phước Khánh), lộ giới quy hoạch từ 35,5m – 42m với ngân sách ước tính 372 tỷ đồng.

Hiện, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Dương nhận mốc và đang thực hiện công tác đo đạc diện tích nhằm phục vụ công tác thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng.

Mặt khác, theo Báo cáo Kế hoạch Phát triển Nhà ở Bình Dương giai đoạn 2021 – 2025 , toàn tỉnh sẽ dành ra 1.600 ha đất cho các dự án, tổng vốn đầu tư dự kiến 130.000 tỷ đồng. Trong đó, thành phố Tân Uyên đứng đầu khi cần đến 274 ha, vốn đầu tư 22.179 tỷ đồng để phát triển nhà ở mới.

Hiện khu vực này cũng tập trung nhiều khu công nghiệp quy mô lớn như VSIP 2, Nam Tân Uyên, Nam Tân Uyên mở rộng, các cụm công nghiệp Uyên Hưng, Thái Hòa, Phú Chánh…, sắp tới là VSIP 3 diện tích 1.000 ha. Dự kiến khi đi vào hoạt động sẽ thu hút lượng lớn lao động, các chuyên gia, kỹ sư cấp cao đến sinh sống và làm việc.

“Cú hích” cho bất động sản

Nhiều yếu tố cộng hưởng từ quy hoạch phát triển chiến lược, hệ thống tiện ích và đầu tư nâng cấp hạ tầng thành phố Tân Uyên khiến thị trường BĐS khu vực này được quan tâm. Chưa kể, tốc độ phát triển công nghiệp và đòn bẩy KCN VSIP 3 đã đưa địa phương đứng trước sức ép lớn về nhu cầu nhà ở cho hàng triệu chuyên gia.

Tuy nhiên, quỹ đất dành cho phát triển đô thị còn khá khiêm tốn. Số dự án quy mô, được đầu tư bài bản, vận hành chuyên nghiệp còn ít, chủ yếu là các dự án mới ở giai đoạn đầu. Đặc biệt, loại hình nhà phố biệt lập vốn được các chuyên gia, người có thu nhập cao ưa chuộng lại khá hiếm hoi.

Theo: vtc.vn

Bài viết cùng chủ đề:

Bạn đang xem Tân Uyên đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, đô thị sau khi lên thành phốtrên Express 24h chuyên trang tin tức uy tín hàng đầu việt nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *