Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký công điện của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh minh họa.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký công điện của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung mọi nguồn lực để tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ, toàn diện, khách quan tất cả ý kiến của nhân dân, bảo đảm chất lượng và thời hạn đã nêu. Hoàn thiện dự án Luật trình Chính phủ trước ngày 1/4/2023.
Trong thời gian tới, việc lấy ý kiến nhân dân đóng góp cho dự thảo sẽ được tiếp tục thực hiện cho đến khi dự án Luật được Quốc hội thông qua. Ghi nhận tại một số địa phương cho thấy, cơ chế giá đền bù giải phóng mặt bằng đang là vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay.
Tại dự án nhà ở và chợ dân sinh được tiến hành gần 5 năm tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, đã có 134 trên tổng số 135 hộ đồng tình phương án giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, dự án vẫn chưa thể thực hiện được khi chỉ còn 1 hộ duy nhất chưa đồng tình.
Đại diện địa phương cho biết, hiện UBND xã đã có chủ trương đề nghị các cấp có thẩm quyền tổ chức cưỡng chế giải phóng mặt bằng phần đất của hộ giao đình còn lại theo quy định pháp luật. Trong lần sửa đổi Luật Đất đai này, địa phương mong muốn sẽ có quy định, chế tài cụ thể xử lý các trường hợp chây ỳ tương tự.
Ngoài một số trường hợp chưa đồng tình với phương án đền bù, còn có trường hợp khó xác định mức giá, do nguồn gốc đất phức tạp, chưa được xử lý rõ ràng.
Hiện nay, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) quy định cụ thể các trường hợp nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng và các trường hợp sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thông qua thỏa thuận về quyền sử dụng đất. Một số địa phương cho rằng, dự thảo nếu để hai cơ chế bồi thường sẽ tiếp tục phát sinh phức tạp.
Một số ý kiến khác đề xuất, để tránh việc tồn tại hai cơ chế đền bù giá, Nhà nước có thể đứng ra thu hồi đất, giải phóng mặt bằng với mức giá phù hợp, sau đó thực hiện việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
Việc đấu giá, đấu thầu sẽ tạo sự công bằng, minh bạch trong tiếp cận đất đai, tạo ra nguồn thu lớn vào ngân sách nhà nước, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người có đất thu hồi và nhà đầu tư.
Nguồn: https://cafef.vn
- Giá xăng dầu hôm nay 14/6: Căng thẳng Trung Đông đẩy giá dầu tăng mạnh
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Đầu tư mạnh vào cổ phiếu ngân hàng, quỹ ngoại quy mô hơn 800 triệu USD “thua” VN-Index 2 tháng liên tiếp
- Bức tranh lợi nhuận 9 tháng đã hoàn thành, các ngân hàng chuẩn bị gì cho cuộc đua về đích?
- Bất động sản: Không phải cứ giảm giá là có người mua
- Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Hơn 1.000 tỷ đồng đã được cam kết cho vay
- Đến lúc phát triển các quỹ đầu tư bất động sản?