Trong 2 tháng đầu năm 2023, có tổng cộng 23.780 tỷ đồng tiền gửi rút ra khỏi hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, tính riêng tiền gửi của dân cư tại các tổ chức tín dụng đã tăng hơn 314.000 tỷ đồng so với với cuối năm 2022.
Các số liệu của Ngân hàng Nhà nước về tổng phương tiện thanh toán và tiền gửi của khách hàng tại tổ chức tín dụng tính đến cuối tháng 2/2023 cho thấy, tổng phương tiện thanh toán của toàn bộ hệ thống là hơn 14,272 triệu tỷ đồng.
So với cuối năm 2022, tổng phương tiện thanh toán tăng 0,32%, tương đương mức tăng hơn 45.500 tỷ đồng. Trong đó, tổng tiền gửi của khách hàng tại hệ thống tổ thức tín dụng cuối tháng 2/2023 đạt hơn 11,795 triệu tỷ đồng, tương đương mức giảm khoảng 0,27% so với thời điểm cuối năm 2022.
Như vậy, chỉ trong 2 tháng đầu năm có tổng cộng khoảng 23.780 tỷ đồng tiền gửi của khách hàng bị rút khỏi ngân hàng.
Tính đến cuối tháng 2/2023, tổng phương tiện thanh toán của toàn bộ hệ thống các tổ chức tín dụng là hơn 14,272 triệu tỷ đồng, tăng 0,32% so với cuối năm 2022, tương đương mức tăng hơn 45.500 tỷ đồng. |
Lý do dẫn đến mức suy giảm trên đến từ việc tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm mạnh. Theo thống kê đến tháng cuối tháng 2, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 5,615 triệu tỷ đồng, tương đương mức giảm 5,68% so với cuối tháng năm 2022.
Đáng chú ý, đây là tháng thứ hai liên tiếp, tiền gửi của các tổ chức kinh tế suy giảm. Ước tính chỉ sau 2 tháng đầu năm, tiền gửi của các tổ chức kinh tế đã giảm đến 338.000 tỷ đồng.
Việc tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm trong những tháng đầu năm cũng không phải là chuyện hiếm khi doanh nghiệp phải chi lương, thưởng cho dịp Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, mức giảm trong 2 tháng đầu năm 2023 là mức giảm mạnh nhất trong 3 năm gần đây, phần nào phản ánh sự khó khăn của các doanh nghiệp.
Trong chiều ngược lại, đến cuối tháng 2/2023, tiền gửi của dân cư đã tăng mạnh. Thống kê cho thấy, sau 2 tháng đầu năm, tiền gửi của dân cư đã tăng thêm đến 314.000 tỷ đồng (tương đương mức tăng 5,36%), đánh dấu 15 tháng liên tiếp tăng trưởng dương.
Tiền gửi từ dân cư tăng mạnh trong bối cảnh lãi suất huy động những tháng đầu năm nay của các ngân hàng tăng liên tục.
Theo đó, giai đoạn cuối năm 2022 và 3 tháng đầu năm nay, lãi suất huy động của các ngân hàng liên tục duy trì ở mức cao lên tới 9-10%/năm đã hút mạnh người gửi tiền.
Lãi suất cao khiến nhiều khách hàng có xu hướng bỏ tiền nhàn rỗi vào kênh tiết kiệm của ngân hàng để thu lãi nhiều nhất, khiến dòng tiền vào các kênh đầu tư như chứng khoán, bất động sản cũng co hẹp lại.
Liên quan đến lãi suất, mới đây, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết tốc độ giảm lãi suất cho vay cũng như huy động khá tích cực trong 4 tháng đầu năm.
Cụ thể, theo ông Tú, với việc Ngân hàng Nhà nước liên tiếp 2 lần hạ lãi suất điều hành trong tháng 4 tạo thông điệp, cũng như tạo định hướng cho các ngân hàng thương mại trong việc giảm lãi suất huy động và lãi suất cho vay.
“Thời gian qua, các tổ chức tín dụng đã giảm lãi suất huy động bình quân từ 1-1,2%, còn giảm lãi suất cho vay chung trong cả hệ thống ngân hàng khoảng 0,5-0,65%. Riêng các ngân hàng thương mại nhà nước có mức giảm tích cực hơn, khi lãi suất huy động giảm từ 1-1,5%, lãi suất cho vay giảm từ 1,5-2%”, Phó Thống đốc thông tin.
Ông Tú cho biết, theo thống kê, hiện các khoản tiền gửi mới bình quân có mức lãi suất từ 6,0-6,1% (cộng tất cả các kỳ hạn chia bình quân), còn cho vay từ 9-9,2%.
Nguồn: https://vnbusiness.vn
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Người dân phấn khởi với mức lãi suất 6% khi vay ngân hàng này trả ngân hàng khác
- Đẩy mạnh triển khai thực hiện các quy định của pháp luật đất đai
- Nóng: Bộ GD&ĐT chốt lịch tuyển sinh đại học năm 2024
- Thảm họa lũ lụt ở Libya khiến ít nhất 2.000 người chết và 10.000 người mất tích
- Tiếp tục gỡ khó cho bất động sản