Ngân hàng Nhà nước mới đây đã ban hành hàng loạt giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn, tăng nguồn vốn cho bất động sản.
Cụ thể, trong 3 tháng đầu năm, NHNN đã 2 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành. Việc giảm lãi suất tiền gửi sẽ có tác động đến nền kinh tế. Mới đây là chính sách cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng gặp khó khăn. Đây là chính sách rất mạnh vì chỉ áp dụng cho giai đoạn kinh tế gặp khó khăn, khủng hoảng kinh tế toàn cầu như năm 2008 và gần nhất được thực hiện khi đại dịch Covid-19. Việc gia hạn nợ nghĩa là kéo dài thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ giúp doanh nghiệp bất động sản (BĐS) có thời gian trả nợ, vẫn được vay vốn như thông thường. Việc thẩm định, cơ cấu lại nợ do chính ngân hàng quyết định nên vẫn có sự thuận lợi, đi vào thực tiễn cuộc sống ngay.
NHNN – Chi nhánh TP.HCM cũng tổ chức triển khai ngay, đã có văn bản chỉ đạo các ngân hàng và theo dõi các ngân hàng thực hiện việc cơ cấu nợ cho doanh nghiệp, người dân gặp khó khăn. Đồng thời cơ quan này cũng tăng cường thanh tra, giám sát để chính sách đi vào đúng địa chỉ, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế.
Đặc biệt, mới đây, NHNN đã có văn bản chỉ đạo các ngân hàng tăng cường nguồn vốn tốt nhất cho doanh nghiệp BĐS. Cụ thể, đối với các dự án có đầy đủ pháp lý thì đảm bảo vốn vay khi doanh nghiệp có nhu cầu. Bên cạnh đó ngân hàng cũng chủ động phân loại doanh nghiệp, dự án BĐS theo từng phân khúc để từ đó có giải pháp cho vay.
Ông nhấn mạnh: Giải pháp đảm bảo cung ứng tốt nhất nhu cầu vốn thì sẽ có tác động tích cực đến thị trường BĐS. Bên cạnh đó, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh cũng đang thực hiện triển khai gói cho vay 120.000 tỉ đồng từ nguồn vốn chủ động của mình để cho vay. Gói tín dụng này dành cho chủ đầu tư với lãi suất 8,7%/năm và người mua nhà xã hội 8,2%/năm. Đây cũng là một lãi suất mềm cho kỳ hạn vay trung dài hạn. Nhưng nếu so với lãi suất 5% của Ngân hàng Chính sách xã hội thì vẫn cao. Tuy nhiên, để hỗ trợ cho người dân thì phải có giải pháp tổng thể như phải có chính sách bù lãi suất như Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay. Nhưng mấu chốt là phải có nguồn cung, phải có dự án nhà ở xã hội hay chủ đầu tư cải tạo chung cư cũ thì ngân hàng mới có thể cho vay theo gói 120.000 tỉ đồng như đã nêu.
“Hàng loạt giải pháp đã ban hành, vấn đề hiện tại là thực hiện. Các doanh nghiệp nếu có gì khó khăn, vướng mắc thì có thể phản ánh, thông qua đường dây nóng. Có thể NHNN – Chi nhánh TP.HCM có thể kết nối giữa doanh nghiệp cùng ngân hàng để cùng bàn bạc, thỏa thuận vì vay vốn là theo cơ chế thỏa thuận”, ông Nguyễn Đức Lệnh chia sẻ.
Nguồn: https://thanhnien.vn
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Buôn đất nền có còn cửa sống?
- Hiện trạng bảy dự án được TP HCM gỡ vướng
- 3 con giáp này hạnh phúc và giàu sang nhờ lối sống điềm tĩnh, năm 2024 tài lộc ào ào vào cửa
- WHO ban bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu về bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế họp khẩn
- Giá vàng hôm nay 21/2: Vàng miếng SJC đảo chiều tăng vọt đến 1 triệu đồng/lượng