Mỹ “liên thủ” cùng đồng minh chủ chốt, bắt tay với tỷ phú vừa gặp ông Phạm Nhật Vượng để xây công trình khủng nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc trên tuyến đường biển huyết mạch

122 lượt xem - Posted on

Sri Lanka nhận đầu tư lớn

Khoản tài trợ từ Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế (DFC) cho thấy những nỗ lực mới của Mỹ và Ấn Độ nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của Bắc Kinh đối với Sri Lanka – đặc biệt sau khi Colombo vay nợ những khoản tiền khổng lồ để đầu tư vào các dự án cảng biển và đường cao tốc của Trung Quốc trước cuộc khủng hoảng kinh tế năm ngoái.

Đối với tỉ phú Gautam Adani – người vừa công bố gặp tỷ phú Việt Nam Phạm Nhật Vượng, tiền đầu tư từ Mỹ có thể giúp cải thiện hình ảnh của tập đoàn Ấn Độ sau khi những cáo buộc gian lận từ Hindenburg Research khiến tập đoàn này mất hàng tỷ USD vốn hóa trên thị trường.

Được biết, cảng container nước sâu phía Tây ở Colombo là khoản đầu tư cơ sở hạ tầng lớn nhất của cơ quan chính phủ Mỹ tại châu Á và là một trong những khoản đầu tư lớn nhất trên toàn cầu. DFC cho biết trong một tuyên bố rằng nó sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Sri Lanka và “đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực, bao gồm cả với Ấn Độ, đối tác quan trọng của cả Mỹ và Sri Lanka”.

Khoản tài trợ này là một phần trong kế hoạch tăng tốc đầu tư của DFC trên toàn cầu với tổng trị giá 9,3 tỷ USD vào năm 2023.

Trả lời với các phóng viên ở Colombo, Scott Nathan – giám đốc điều hành của DFC – cho biết: “Ưu tiên hàng đầu của Mỹ là hoạt động tích cực ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Rõ ràng đây là động lực tăng trưởng kinh tế cho thế giới”.

Tính đến cuối năm ngoái, Trung Quốc đã đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD vào đảo quốc này, trở thành nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của Sri Lanka. Các quan chức Mỹ đã chỉ trích hoạt động không bền vững tại cảng Hambantota ở phía nam Sri Lanka và cho rằng đó là một phần của cái mà họ gọi là “ngoại giao bẫy nợ” của Trung Quốc.

Cảng Colombo là một trong những cảng nhộn nhịp nhất ở Ấn Độ Dương do nằm gần các tuyến đường vận chuyển quốc tế. Gần một nửa số tàu container đi qua vùng biển của nước này. DFC cho biết họ đã hoạt động với công suất hơn 90% trong hai năm và cần công suất mới.

DFC cho biết họ sẽ làm việc với các nhà tài trợ John Keells Holdings Plc và Adani Ports & Special Economic Zone Ltd, dựa trên “kinh nghiệm hoạt động tại địa phương và tiêu chuẩn chất lượng cao” của họ.

Tập đoàn Adani

Khoản tài trợ của Mỹ có thể đóng vai trò là sự chứng thực đối với Tập đoàn Adani – vốn đang chịu ảnh hưởng từ các phi vụ bán khống cũng như từ dự án cảng gây tranh cãi mà tập đoàn này nắm giữ phần lớn cổ phần. Bên cạnh đó, tập đoàn Adani đã hứng chịu hàng loạt cáo buộc gian lận doanh nghiệp do Hindenburg Research và các cuộc điều tra truyền thông khác đưa ra. Tới nay, Adani đã nhiều lần phủ nhận các cáo buộc.

Trả lời các phóng viên, Karan Adani, con trai của ông chủ tập đoàn và là giám đốc điều hành tại Adani Ports, nói: “Chúng tôi coi đây là sự khẳng định của cộng đồng quốc tế về tầm nhìn, khả năng và năng lực quản trị của chúng tôi”. Ông cho biết, dự án cảng dự kiến đi vào hoạt động vào tháng 12/2024 sẽ có tổng vốn đầu tư là 1 tỷ USD và cho biết thêm rằng công việc nạo vét đã hoàn tất.

Cổ phiếu của Adani Ports đã tăng tới 2,7% trong phiên giao dịch ở Mumbai – đây là một trong hai cổ phiếu duy nhất của Tập đoàn Adani đã phục hồi hoàn toàn sau cáo buộc từ Hindenburg. Karan Adani cho biết tập đoàn này cũng đang có kế hoạch đầu tư 750 triệu USD để sản xuất 500 megawatt điện gió ở Sri Lanka.

Năm ngoái, các khoản đầu tư vào năng lượng và cảng của Tập đoàn Adani tại Sri Lanka đã bị một số nhà lập pháp địa phương chỉ trích là không rõ ràng và chủ yếu phục vụ lợi ích của New Delhi. Vị tỷ phú Ấn Độ – người ủng hộ lâu năm của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và cũng đã thách thức Trung Quốc trong các bài phát biểu trước công chúng trước đây – đã bác bỏ những tuyên bố này, nói rằng các khoản đầu tư đều nhằm giải quyết nhu cầu của Sri Lanka.

DFC, một cơ quan tài chính phát triển được thành lập dưới thời chính quyền tổng thống Trump, nhằm hỗ trợ các quốc gia đang phát triển đồng thời thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại của Mỹ. Lúc đầu, tổ chức gặp khó khăn trong việc thực hiện các dự án trên khắp thế giới do đại dịch Covid-19.

Tuy nhiên, nguồn tài trợ đã tăng nhanh trong những năm gần đây và cơ quan này đã giúp Washington thu hẹp khoảng cách chi tiêu phát triển với Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc – theo một báo cáo mới từ viện AidData tại William & Mary ở Virginia.

Ông Scott Nathan cho biết trong tuyên bố rằng nguồn tài trợ của DFC sẽ tạo ra “sự thịnh vượng lớn hơn cho Sri Lanka mà không làm tăng thêm nợ chính phủ, đồng thời củng cố vị thế của các đồng minh của Mỹ trong khu vực”.

Nguồn: https://cafef.vn

Bạn đang xem Mỹ “liên thủ” cùng đồng minh chủ chốt, bắt tay với tỷ phú vừa gặp ông Phạm Nhật Vượng để xây công trình khủng nhằm cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc trên tuyến đường biển huyết mạchtrên Express 24h chuyên trang tin tức uy tín hàng đầu việt nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *