Đáng chú ý, trong lần điều chỉnh lãi suất này còn có cả các ngân hàng lớn có vốn Nhà nước nhập cuộc. Cụ thể, Agribank tăng nhẹ lãi suất các khoản gửi tiết kiệm kỳ hạn từ 12 tháng thêm 0,1%/năm, lên mức 5,6%/năm. Đây là mức lãi suất tiền gửi cao nhất đang được áp dụng tại ngân hàng này.

Trước đó, BIDV lần đầu tiên trong suốt 3 năm qua, điều chỉnh tăng lãi suất tiền gửi thêm 0,1%/năm ở các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, áp dụng ở mức 5,6%/năm. Trong khi đó, tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), lãi suất huy động trực tuyến cũng được cộng thêm 0,1%/năm so với hình thức gửi tại quầy.
Còn tại các ngân hàng thương mại khác, lãi suất huy động liên tục đua tăng; trong đó, có ngân hàng tăng hơn 1%/năm so với hồi đầu tháng 6/2022. Đơn cử như Ngân hàng TMCP Phát triển Tp. Hồ Chí Minh (HDBank), lãi suất tiền gửi online kỳ hạn 12 tháng từ mức 5,95%/năm lên tới 7,1%/năm. Tương tự với kỳ hạn 13 tháng, từ 6,1%/năm lên 7,15%/năm. Như vậy, lãi suất tiết kiệm tại HDBank đã tăng mạnh từ 1,05 – 1,15%/năm so với trước đó.
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng tăng lãi suất thêm 1%/năm với tiền gửi kỳ hạn từ 15 – 36 tháng, lên mức 6,5%/năm; các kỳ hạn ngắn từ 1 – 3 tháng được điều chỉnh tăng 0,5%/năm lên mức kịch trần 4%/năm…. Giới chuyên gia cho rằng, lý do tiền gửi tăng mạnh phần nào đến từ việc các ngân hàng tăng lãi suất huy động sau 2 năm giữ ở mức thấp.
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất Châu Á, vốn hóa “bay hơi” hơn 160.000 tỷ đồng ngay phiên đầu tuần
- Tổng cục Thuế chống gian lận hóa đơn điện tử bằng công nghệ AI
- Thị trường bất động sản chờ đợi nền tảng pháp lý mới
- Những tính hiệu tích cực trên thị trường bất động sản
- Fed quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức cao nhất 22 năm, phát tín hiệu sẽ thực hiện thêm một đợt tăng trong năm nay