Trong những tháng qua, lãi suất huy động tại các ngân hàng liên tục giảm mạnh. Vừa qua, một số ngân hàng lại tiếp tục có động thái giảm lãi suất tiết kiệm.
Ngày 30/11, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) vừa công bố tiếp tục giảm thêm lãi suất gửi tiết kiệm. Đây là thứ ba trong hơn 1 tháng qua, Vietcombank giảm lãi suất. Với mức điều chỉnh mới, Vietcombank là ngân hàng có lãi suất huy động có kỳ hạn thấp nhất trong nhóm 4 ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước.
Hiện, mức lãi suất của Vietcombank với ký hạn dưới 5 tháng cao nhất là 2,7%/năm. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 – 2 tháng giảm 0,2 điểm % xuống còn 2,4%/năm. Lãi suất huy động 6 tháng và 9 tháng của Vietcombank giảm 0,2 điểm % xuống 3,7%/năm. Bên cạnh đó, lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng trở lên chỉ còn 4,8%/năm, giảm 0,2 điểm %.kéo mặt bằng lãi suất đầu vào xuống mức thấp kỷ lục.
Trong đó, đối với 3 ngân hàng thương mại nhà nước khác là BIDV, VietinBank và Agribank, đến cuối ngày 30/11, lãi suất tiền gửi cao nhất cho các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên duy trì ở mức 5,3%/năm, giảm từ mức 5,5%/năm.
Theo khảo sát, mức lãi suất ký hạn 12 tháng ở các ngân hàng đều đã được điều chỉnh giảm xuống dưới 6%/năm. Tại ACB, mức lãi suất huy động tối đa ngân hàng này áp dụng là 4,9%/năm, thấp hơn cả một số ngân hàng trong nhóm Big 4.
Tại VPBank, khách hàng gửi tiền kỳ hạn 12 tháng chỉ có lãi suất cao nhất là 5,4%/năm. Trong khi đó, Techcombank đã giảm lãi suất huy động tại các kỳ hạn từ 12 tháng trở lên xuống còn 5,2%.
Các chuyên gia cho rằng, sở dĩ có mức điều chỉnh lãi suất huy động liên tục giảm là do tăng trưởng tín dụng rất chậm nên các ngân hàng không gặp phải áp lực huy động vốn, dẫn đến việc liên tục hạ lãi suất huy động.
Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10/2023, tín dụng nền kinh tế đạt hơn 12,8 triệu tỷ đồng, tăng 7,39% so với cuối năm 2022, mới đạt hơn một nửa chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2023 cho toàn hệ thống tổ chức tín dụng là 14%.
Ngoài ra, dù lãi suất huy động giảm sâu, lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng vẫn tăng khá tốt trong 9 tháng đầu năm.
Trong 9 tháng đầu năm, lượng tiền gửi của khối doanh nghiệp cũng đã tăng 276.856 tỷ đồng, tương đương 4,65%, cao gấp đôi tốc độ tăng cùng kỳ năm 2022. Tổng cộng, tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế tại hệ thống ngân hàng đến hết quý III đạt 12,68 triệu tỷ đồng, tăng gần 7,28% so với đầu năm.
Tiền gửi tăng tốt, nhưng khó cho vay khiến hệ thống ngân hàng tiếp tục ở trong trạng thái dư thừa thanh khoản.
Nguồn baove.congly.vn
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Sát hại họ hàng rồi đến đám tang nạn nhân nghe ngóng
- Bất động sản xoay trục
- Tiền vào chứng khoán nhỏ giọt, điều gì đang diễn ra?
- Chu kỳ suy giảm bất động sản lần này ngắn hơn giai đoạn 2012 – 2013, thị trường sẽ vực dậy từ cuối năm nay
- Châu Âu đang cố gắng bỏ máy bay để chuyển sang tàu hỏa