Toàn cảnh cuộc họp. (Ảnh: Huyền Mai) |
Sáng 2/6, UBND TP Hồ Chí Minh tổ chức phiên họp về tình hình kinh tế – xã hội TP tháng 5, 5 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ tháng 6/2022. Các đồng chí Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh: Phan Thị Thắng, Dương Anh Đức, Ngô Minh Châu chủ trì phiên họp. Tham dự có lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các sở – ban – ngành, đơn vị, TP Thủ Đức và các quận – huyện.
Các lĩnh vực kinh tế có mức tăng trưởng khá, cụ thể như: Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 209.824,523 tỷ đồng, đạt 54,28% dự toán năm và tăng 19,52% so với cùng kỳ; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu ước đạt 57.200 tỷ đồng, đạt 49,10% dự toán, tăng 11,7% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 2,6% so với cùng kỳ, trong đó bốn ngành công nghiệp trọng yếu ước tăng 5,6% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp thành phố qua cửa khẩu cả nước ước đạt 20,7 tỷ USD, tăng 7,9% so với cùng kỳ.
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục duy trì mức lãi suất thấp theo sự điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Điều này tạo điều kiện hỗ trợ cho khách hàng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 có điều kiện phục hồi sản xuất, kinh doanh theo chủ trương của Chính phủ và Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.
Tình hình dịch bệnh được thành phố tiếp tục kiểm soát tốt, đồng thời từng bước kiểm soát hoạt động y tế cơ sở. Thành phố đã thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi trên địa bàn hiệu quả, an toàn. Việc củng cố chiến lược y tế đã được triển khai thực hiện, gắn chiến lược y tế với các hoạt động chiến lược, kế hoạch khác.
Nhiều hoạt động văn hóa, văn học nghệ thuật có sức lan tỏa, đặc biệt là tổ chức chu đáo các chương trình chào mừng các ngày lễ lớn. Công tác đối ngoại được tăng cường, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững.
Giám đốc Sở Tài chính Phạm Thị Hồng Hà phát biểu tại cuộc họp. (Ảnh: Huyền Mai) |
Bên cạnh những mặt tích cực, TP Hồ Chí Minh cũng đối mặt với những khó khăn, thách thức, những tác động đan xen nhiều mặt: thị trường chứng khoán suy giảm ảnh hưởng tâm lý của nhà đầu tư; nguy cơ lạm phát có biểu hiện gia tăng do diễn biến tình hình thế giới, diễn biến dịch sốt xuất huyết có chiều hướng phức tạp.
Cùng với đó, một số ngành có chỉ số lao động giảm như: sản xuất đồ uống; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất; sản xuất phương tiện vận tải khác… Đối với ngành công nghiệp cấp II, một số ngành có chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp IIP giảm so với cùng kỳ.
Đặc biệt là tốc độ giải ngân vốn đầu tư công còn chậm. Rất nhiều giải pháp đã được triển khai nhưng chưa có sự chuyển biến. Theo số liệu của Kho bạc Nhà nước thành phố cung cấp, tổng vốn kế hoạch đầu tư công năm 2022 của thành phố đã giải ngân đến ngày 25/5 là 4.322,653 tỉ đồng, chỉ đạt tỉ lệ 13,5% tổng kế hoạch vốn giao…/.
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Cách đăng nhập, dùng 2 hay nhiều tài khoản Zalo trên máy tính, laptop
- Khởi tố YouTuber Duy Thường
- Hướng dẫn 2 cách khôi phục hình ảnh đã xóa trên Facebook mới 2021
- Có nên mua nhà đất qua sàn giao dịch bất động sản năm 2023 hay không?
- 2 cách sắp xếp biểu tượng icon trên Desktop Windows 10