Trung Quốc sẽ tăng gấp đôi phạm vi giao dịch cho phép giữa đồng nhân dân tệ và đồng rúp để thúc đẩy thương mại Nga – Trung giữa lúc kinh tế Nga lao đao vì làn sóng trừng phạt của phương Tây.
Theo Financial Times, Nga là nhà cung cấp dầu và khí đốt tự nhiên quan trọng của Trung Quốc và hai nước đã có những nỗ lực đáng kể nhằm “phi USD hóa” thương mại song phương kể từ năm 2014.
Giới phân tích cho biết thay đổi biên độ giao dịch là một phản ứng thiết thực nhằm hỗ trợ thương mại Nga-Trung trong bối cảnh đồng rúp lao dốc, mất khoảng 36% giá trị so với USD trong năm nay.
“Bước đi này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại và củng cố thanh khoản” cho tỉ giá hối đoái nhân dân tệ-rúp, chuyên gia Ken Cheung của Ngân hàng Mizuho (Nhật Bản) khẳng định.
Theo một chuyên gia kinh tế giấu tên của Trung Quốc, quyết định của CFETS sẽ giúp tỉ giá hối đoái nhân dân tệ-rúp linh hoạt hơn, cho phép các tổ chức ở Trung Quốc đã thanh toán dầu của Nga bằng đồng rúp chuyển đổi tiền tệ sang đồng nhân dân tệ với tỉ giá có lợi hơn
Trong khi đó, Reuters dẫn tuyên bố hôm 10-3 của Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil Tereza Cristina Dias cho biết 6 quốc gia Nam Mỹ đang đề xuất loại trừ phân bón ra khỏi các biện pháp trừng phạt Nga.
Bộ trưởng Dias khẳng định Brazil đã nhận được sự ủng hộ của Argentina, Bolivia, Chile, Paraguay và Uruguay trong đề xuất miễn trừ trừng phạt các sản phẩm phân bón sẽ được đệ trình lên Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.
Bộ trưởng Nông nghiệp Brazil Tereza Cristina Dias. Ảnh: Reuters
“Cường quốc nông nghiệp” Brazil, nhà nhập khẩu phân bón hàng đầu thế giới, lập luận rằng những sản phẩm cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng không nên là mục tiêu của các biện pháp trừng phạt.
Brazil nhập khẩu 85% lượng phân bón cần thiết đối với các loại cây ngũ cốc. Hơn 20% trong số này, tương đương 9 triệu tấn vào năm 2021, đến từ Nga.
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Bền bỉ đi lên bất chấp thị trường, loạt cổ phiếu âm thầm mang về khoản lãi “kếch xù” cho nhà đầu tư sau nhiều năm nắm giữ
- Thị trường bất động sản quý 2/2024 được dự báo đang ở “khúc giao mùa”?
- Ngân hàng huy động lãi suất cao nhất hệ thống điều chỉnh giảm từ hôm nay 10/7
- Thủ tướng yêu cầu điều chỉnh cơ cấu sản phẩm để bất động sản có giá hợp lý hơn
- 2 cách lấy lại danh bạ từ Gmail về điện thoại Android (Cập nhật 2020)