Tổng diện tích thu hồi, giải phóng mặt bằng để triển khai cầu Tứ Liên khoảng 62,53ha với tổng số dự kiến khoảng 701 trường hợp thu hồi đất.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) với tổng mức đầu tư gần 20.000 tỷ đồng đã được khởi công vào sáng ngày 19/5.
Dự án siêu cầu vượt sông Hồng này gồm 4 dự án thành phần, với tổng mức đầu tư khoảng 19.830 tỷ đồng. Trong đó, 3 dự án thành phần giải phóng mặt bằng có tổng mức đầu tư khoảng 4.332 tỷ đồng.
Theo đó, các dự án thành phần giải phóng mặt bằng trên địa bàn 3 quận, huyện: Tây Hồ, Long Biên, Đông Anh (trên địa bàn 07 phường: Quảng An, Yên Phụ, Tứ Liên, Ngọc Thụy, Xuân Canh, Đông Hội).
Tổng diện tích thu hồi, giải phóng mặt bằng khoảng 62,53ha với tổng số dự kiến khoảng 701 trường hợp thu hồi đất (412 trường hợp đất ở, 280 trường hợp đất nông nghiệp và đất của các tổ chức, đất công), trong đó dự kiến tái định cư khoảng 257 trường hợp đất ở và tái định cư chùa Long Đọi.
Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP. Hà Nội là chủ đầu tư, tổng mức đầu tư khoảng 15.498 tỷ đồng. Nhà thầu thi công là liên danh Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương (Trung Quốc), Tập đoàn VinGroup và một số đối tác khác.
Trong đó, đường dẫn đầu cầu phía Nghi Tàm rộng 48 m, phía Đông Anh rộng 60 m, cầu chính Tứ Liên dây văng rộng 43 m (kết cấu dầm thép nhịp chính 500 m, trụ tháp cao 185 m), cầu đúc hẫng, cầu thép; 2 nút giao với đường Nghi Tàm và nút giao với đường Trường Sa, hầm chui và các công trình hạ tầng kỹ thuật, hè đường, chiếu sáng, chiếu sáng kiến trúc, cây xanh…
Cầu Tứ Liên là một trong 18 công trình cầu đường bộ vượt qua sông Hồng thuộc Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu kết nối lưu thông và hạ tầng kinh tế xã hội giữa hai bên sông Hồng của Thủ đô; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng trên 8% năm 2025, tạo đà tăng trưởng hai con số cho những năm tiếp theo của Thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Đây là công trình cầu vượt sông Hồng đầu tiên khởi công trong năm 2025 để tạo đà tiếp tục khởi công 6 công trình cầu lớn như cầu Trần Hưng Đạo, cầu Thượng Cát, cầu Ngọc Hồi (Vành đai 3,5), cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở (Vành đai 4), cầu Vân Phúc…
Việc đầu tư hoàn thành cây cầu sẽ tạo thuận lợi kết nối Trung tâm TP. Hà Nội với khu vực phía bắc, đông bắc sông Hồng, tỉnh Thái Nguyên, kết nối với Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia và tuyến đường từ sân bay Gia Bình về Trung tâm TP. Hà Nội, góp phần phục vụ phát triển kinh tế xã hội của TP. Hà Nội và Vùng Thủ đô.
Công trình cầu Tứ Liên với thiết kế kiến trúc dây văng hai mặt phẳng dây, chiều dài nhịp chính và chiều cao trụ tháp lớn, sơ đồ dây đan chéo trên một mặt phẳng sẽ tạo điểm nhấn kiến trúc, sau khi hoàn thành vào năm 2027 sẽ là một trong những công trình cầu biểu tượng của TP. Hà Nội.
Nguồn: cafef.vn
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Chứng khoán Mỹ xanh rực, giá dầu tăng mạnh, Bitcoin giữ mốc 20.000 USD
- TAND cấp cao tại TPHCM ‘chốt’ ngày xem xét kháng cáo của 139 bị cáo trong ‘đại án đăng kiểm’
- Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Vàng nhẫn và miếng rơi thẳng đứng, bốc hơi nửa triệu
- Cách xem Facebook của người khác khi không kết bạn
- 9 cách mở bàn phím ảo trên Windows 10 đơn giản nhất