Green Valley City hưởng lợi hạ tầng lớn từ cầu Bạch Đằng 2, nối 2 thủ phủ công nghiệp miền nam Đồng Nai, Bình Dương

79 lượt xem - Posted on

Liên tục phát triển nhiều dự án giao thông trọng điểm kết hợp chỉnh trang đô thị, nhà ở và triển khai hàng loạt dự án kết nối hạ tầng như đường Vành Đai 3, đại lộ Uyên Hưng – Thủ Dầu Một,… và khánh thành cầu Bạch Đằng 2 đang là những thông tin tích cực từ hạ tầng tác động đến bức tranh bất động sản thành phố Tân Uyên – Bình Dương trong thời gian sắp tới.

Đồng Nai và Bình Dương là hai tỉnh có tốc độ phát triển nhanh chóng không chỉ trong khu vực Đông Nam Bộ mà còn trên phạm vi cả nước. Cả hai đã trở thành những trung tâm kinh tế quan trọng với sự hiện diện của nhiều khu công nghiệp và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn, thu hút một lượng lớn lao động.

Hiện tại, giao thông kết nối giữa Bình Dương và Đồng Nai chủ yếu thông qua cầu Thủ Biên và cầu Hóa An, cả hai đều đã xuống cấp. Khoảng cách 35 km giữa hai cầu này cũng gây ra khó khăn cho việc di chuyển qua lại giữa hai bờ.

Cầu Bạch Đằng 2 được khởi công xây dựng vào cuối năm 2021 với quy mô gồm 4 làn xe, vượt sông Bạch Đằng nối liền thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương với huyện Vĩnh Cửu của tỉnh Đồng Nai . Đây là cây cầu thứ ba bắc qua sông Đồng Nai, tạo thêm hướng kết nối Bình Dương đến thành phố Biên Hòa, sân bay Long Thành, cảng quốc tế Cái Mép – Thị Vải nói riêng và mạng lưới giao thông trong khu vực Đông Nam Bộ nói chung.

Cầu Bạch Đằng nối liền thành phố Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương với huyện Vĩnh Cửu của tỉnh Đồng Nai

Công trình có tổng chiều dài 2,8km, bao gồm phần cầu chính dài 410m và rộng 17 m với 4 làn xe. Phần còn lại là các đoạn đường dẫn ở hai đầu cầu. Dự án có tổng vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng, được tài trợ từ ngân sách của hai tỉnh Bình Dương và Đồng Nai, mỗi tỉnh đóng góp 50% kinh phí.

Cầu Bạch Đằng 2 được khánh thành giúp giao thông được thông suốt, 2 bên đầu cầu sẽ hình thành nên các khu dân cư mới. Đặc biệt với khu vực 2 bên bờ đã có các khu công nghiệp hình thành trước đó. Việc trao đổi hàng hóa sẽ giúp hình thành nên khu dân cư đông đúc hơn, trao đổi, mua bán sẽ nhộn nhịp.

Khánh thành cầu Bạch Đằng 2

Dự án góp phần hoàn thiện hệ thống giao thông liên tỉnh trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, kết nối giao thương các khu công nghiệp phía thành phố Tân Uyên, huyện Bắc Tân Uyên của tỉnh Bình Dương với thành phố Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu và huyện Trảng Bom của tỉnh Đồng Nai.

Bên cạnh cầu Bạch Đằng 2, Tân Uyên còn đang triển khai hai dự án giao thông quan trọng khác là đường Vành đai 4 và cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, với phần lớn diện tích đi qua khu vực Tân Uyên. Theo kế hoạch, cả hai dự án này dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2025, mở ra cơ hội phát triển mới cho Tân Uyên trong tương lai.

Ngoài ra, Tân Uyên cũng đang đầu tư hàng tỷ USD để cải thiện đô thị, xây dựng nhà ở, và thực hiện nhiều dự án hạ tầng lớn nhằm tăng cường kết nối vùng như đại lộ Nam Tân Uyên, cùng các tuyến đường huyết mạch như ĐT 743, ĐT 747B… Điều này sẽ giúp khu vực phát triển nhanh chóng hơn. Đồng thời, Tân Uyên đang tập trung nâng cấp và mở rộng tuyến đường ĐT 746 (đoạn từ ngã tư Bình Chuẩn đến giao với đường Đài Liệt sỹ Tân Phước Khánh), với lộ giới quy hoạch từ 35,5m đến 42m, ước tính chi phí khoảng 372 tỷ đồng.

Theo Báo cáo Kế hoạch Phát triển Nhà ở của Bình Dương giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh sẽ dành khoảng 1.600 ha đất cho các dự án nhà ở với tổng vốn đầu tư ước tính lên tới 130.000 tỷ đồng. Trong số đó, thành phố Tân Uyên sẽ dẫn đầu với nhu cầu 274 ha đất và vốn đầu tư 22.179 tỷ đồng để phát triển các dự án nhà ở mới. Khu vực này hiện là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lớn như VSIP 2, Nam Tân Uyên, Nam Tân Uyên mở rộng, cụm công nghiệp Uyên Hưng, Thái Hòa, Phú Chánh, và trong tương lai sẽ có thêm VSIP 3 với diện tích 1.000 ha.

Có thể nói ở thời điểm hiện tại Tân Uyên được coi là “đại công trường” xây dựng của thị trường phía Nam nhờ vào việc triển khai hàng loạt dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên địa bàn. Sự gia tăng đầu tư vào hạ tầng không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh mà còn thu hút các nguồn đầu tư trong và ngoài nước, thu hút một lượng lớn lao động cũng như các chuyên gia và kỹ sư cấp cao đến sinh sống và làm việc. Điều này đã tạo ra ảnh hưởng tích cực đối với thị trường bất động sản trong khu vực.

Những thông tin về hạ tầng gần đây đã và đang tạo hiệu ứng ăn theo cho các bất động sản. Một số dự án bắt đầu rục rịch ra thị trường và nhận tín hiệu khả quan về sức cầu. Dẫu vậy, so với Tp.HCM hay thị trường bất động sản Bình Dương, Đồng Nai vẫn rất hạn chế về nguồn cung mới, quỹ đất dành cho phát triển đô thị còn khá khiêm tốn. Số dự án quy mô, được đầu tư bài bản, vận hành chuyên nghiệp còn ít, chủ yếu là các dự án mới ở giai đoạn đầu. Đặc biệt, loại hình nhà phố biệt phục vụ cho các chuyên gia, người có thu nhập cao ưa chuộng lại khá hiếm hoi.

Tổng quan quy mô dự án Green Valley City – đường Nguyễn Hữu Cảnh, phường Uyên Hưng, thành phố Tân Uyên, Bình Dương

Hiện nay, tại Tân Uyên chỉ có dự án Green Valley City là một trong số ít các dự án được phát triển để phục vụ cho các chuyên gia và kỹ sư cao cấp tại địa phương. Dự án này không chỉ có quy hoạch đồng bộ và khép kín mà còn sở hữu lợi thế về vị trí tọa lạc tại đường Nguyễn Hữu Cảnh phường Uyên Hưng – trung tâm vùng phát triển chính của thành phố. Green Valley City kết nối nhanh chóng với các công trình giao thông quan trọng như cầu Bạch Đằng 2, đường vành đai 4, các cơ sở y tế, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp Nam Tân Uyên,….

Dãy nhà phố bên trong dự án

Green Valley City phát triển theo quy mô khu đô thị compound khép kín chuẩn sống xanh với quy mô 10 ha, 500 căn nhà phố, sở hữu 25 tiện ích nội khu, khách hàng dễ dàng sở hữu các căn nhà phố kiểu 1 trệt 2 lầu theo phong cách Châu Âu hiện đại với mức giá chỉ từ 950 triệu đồng. Ngoài ra khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm đầu tư với bảo chứng pháp lý minh bạch từ ngân hàng Vietinbank, hỗ trợ vay lên đến 70% với lãi suất ưu đãi 9,5% và thời gian vay lên tới 35 năm. Đồng thời, dự án còn áp dụng chính sách ưu đãi hấp dẫn với chiết khấu lên đến 8% trên giá trị căn nhà, tặng xe SH Mode, 7 chỉ vàng và còn có cơ hội nhận ô tô Fortuner Legender trị giá 1,5 tỷ đồng.

Ảnh thực tế dự bên trong dự án Green Valley City

Trong thời gian tới, Tân Uyên sẽ tiếp tục tập trung nguồn lực để tăng cường đầu tư vào hạ tầng giao thông, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của khu vực và tỉnh. Điều này sẽ cải thiện tâm lý của các nhà đầu tư, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho thanh khoản tích cực của thị trường bất động sản tại Bình Dương nói riêng và khu vực ven TP.HCM nói chung. Các hoạt động sôi nổi tại các phòng công chứng ở Tân Uyên và sự quan tâm mạnh mẽ của các nhà đầu tư vào bất động sản để đón đầu hạ tầng cho thấy tín hiệu phục hồi của thị trường địa ốc đang dần rõ ràng hơn. Trong bối cảnh này, Green Valley City nổi bật như một lựa chọn hấp dẫn cho các nhà đầu tư nhờ vào các chính sách ưu đãi, pháp lý rõ ràng, tiềm năng sinh lời cao, và cơ hội tăng giá trong tương lai.

Bạn đang xem Green Valley City hưởng lợi hạ tầng lớn từ cầu Bạch Đằng 2, nối 2 thủ phủ công nghiệp miền nam Đồng Nai, Bình Dươngtrên Express 24h chuyên trang tin tức uy tín hàng đầu việt nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *