Nhóm cổ phiếu ngân hàng là lý do của thanh khoản tăng, của VN30-Index giảm nhẹ nhất thị trường. Giữa bảng điện chìm nghỉm trong sắc đỏ, cổ phiếu ngân hàng thu hút dòng tiền mạnh mẽ và tăng đều nhất…
Nhóm cổ phiếu ngân hàng là lý do của thanh khoản tăng, của VN30-Index giảm nhẹ nhất thị trường. Giữa bảng điện chìm nghỉm trong sắc đỏ, cổ phiếu ngân hàng thu hút dòng tiền mạnh mẽ và tăng đều nhất.
Dĩ nhiên không phải tất cả các mã ngân hàng đều tăng, vẫn còn 6/27 mã thuộc tất cả các sàn, đóng cửa dưới tham chiếu. VCB thậm chí mất 0,13% đúng lúc đóng cửa.
Tuy vậy, nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn là các cổ phiếu mạnh nhất thị trường hôm nay. 16/27 mã tăng giá, với 9 mã tăng trên 1% và chỉ số đại diện nhóm tài chính VNFIN trên sàn HoSE tăng 1,08% là chỉ số nhóm đại diện duy nhất tăng.
TCB tăng 3,85%, BID tăng 3,57%, MBB tăng 3,46%, STB tăng 3,13%, SHB tăng 1,47%, CTG tăng 1,5% là những cổ phiếu mạnh nhất. Toàn bộ 10 cổ phiếu đỡ điểm số nhiều nhất cho VN-Index đều là cổ phiếu ngân hàng, với tổng cộng khoảng 5,5 điểm. Đối với VN30-Index, 9/10 mã đẩy điểm số nhiều nhất là cổ phiếu ngân hàng (mã còn lại là PDR) với hơn 10 điểm.
Dễ thấy sức mạnh của cổ phiếu ngân hàng thể hiện tốt hơn trong chỉ số VN30-Index. Rổ này chốt ngày với 10 mã tăng/20 mã giảm thì trừ VCB được thay bằng PDR, còn lại toàn ngân hàng. VN30-Index giảm nhẹ 0,51% so với tham chiếu.
Không chỉ góp phần lớn nâng đỡ chỉ số, cổ phiếu ngân hàng thăng hoa cũng có đóng góp lớn về thanh khoản. Toàn bộ các mã nhóm này trên HoSE chiếm 23,3% giá trị khớp lệnh của sàn, thị phần cao nhất kể từ đầu tháng 2/2022. Riêng với rổ VN30, 10 cổ phiếu ngân hàng đóng góp 48,1% tổng giá trị khớp của rổ.
Trong Top 5 thanh khoản toàn thị trường, STB dẫn đầu với xấp xỉ 690 tỷ đồng, MBB thứ 3 với 415,8 tỷ, TCB với 409,1 tỷ và VPB với 337,2 tỷ. Nhóm cổ phiếu ngân hàng có diễn biến khá giống các cổ phiếu chứng khoán vài ngày trước, khi giá vượt qua được nhịp giảm ngắn hạn và tiếp tục bứt phá. Trong 11 phiên gần nhất TCB tăng 14,4%, STB tăng 20%, MBB tăng 13,4%, CTG tăng 17,1%…
Trái ngược với diễn biến tích cực ở nhóm cổ phiếu ngân hàng, gần như tất cả các nhóm cổ phiếu khác đều giảm. Độ rộng của HoSE cuối ngày chỉ còn 120 mã tăng/347 mã giảm. Các nhóm cổ phiếu mạnh gần đầy đều quay đầu, như chứng khoán, đại đa số là giảm mạnh: SSI giảm 2,48%, VCI giảm 0,82%, VND giảm 3,13%, MBS giảm 2,15%, BVS giảm 2,62%…
Cổ phiếu dầu khí hôm nay cũng chìm nghỉm trừ vài mã ít quan trọng như OIL, POV, PVB. GAS thậm chí lúc đóng cửa thiếu chút nữa rơi xuống tận giá sàn khi lực bán dâng cao. Đóng cửa GAS giảm 5,16%, PVD giảm 2,92%, PVS giảm 3,23%, PVD giảm 2,92%, PVC giảm 4%…
Áp lực bán lớn hôm nay đẩy thanh khoản khớp lệnh hai sàn tăng 37% so với hôm qua, đạt 13.362 tỷ đồng, cao nhất 5 phiên. Tuy nhiên với đa số cổ phiếu giảm giá cuối phiên, thanh khoản này là do nhà đầu tư xả mạnh tay hơn.
Khối ngoại cũng bán ra khá nhiều, tổng giá trị bán tại HoSE tới 1.218,2 tỷ đồng, tương đương 8,8% tổng giao dịch của sàn. Mức mua vào đạt 949,5 tỷ, tương đương bán ròng 268,6 tỷ. VHM bị bán nhiều nhất với 76,8 tỷ đồng ròng, VCB gần 47 tỷ, MSB trên 36 tỷ. Phía mua lớn nhất là VNM chỉ 32 tỷ đồng, VHC gần 28 tỷ.
Với độ rộng quá hẹp nên dù hôm nay dòng tiền có xoay vòng thì cũng không thể hiện lực đỡ rõ ràng. Chỉ có các cổ phiếu ngân hàng là nổi trội, cùng với số ít các mã đầu cơ thanh khoản tốt. VN-Index để mất 14,24 điểm tương đương 1,19% hôm nay do sức ép lớn từ các trụ như GAS giảm 5,16%, MSN giảm 5,29%, VNM giảm 2,66%, MWG giảm 3,39%. Tuy vậy Midcap cũng giảm 2,06%, Smallcap giảm 2,57%, cho thấy chỉ số ít mã riêng lẻ là đi ngược dòng được.
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Hướng dẫn 5 bước đơn giản để tích hợp thông tin khám chữa bệnh BHYT vào VNeID
- Các dự án FDI giảm thải carbon xếp hàng đầu tư vào Bình Dương
- Ngày 11/5: Giá vàng giảm nhẹ
- Giá dầu khí “nóng bỏng”, siêu dự án 10 tỷ USD của Việt Nam khởi công?
- Nhà đầu tư mạnh dạn dùng margin, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán tăng 27.000 tỷ sau quý 2, lên mức 150.000 tỷ đồng