Dự thảo luật quy định công chứng viên chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh, tuy nhiên có ý kiến đề nghị không giới hạn thẩm quyền.
Sáng 25.6, tiếp tục chương trình kỳ họp 7 Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận tại hội trường về luật Công chứng sửa đổi. Trước đó, Bộ Tư pháp đã có báo cáo tiếp thu, giải trình đối với dự án luật này.
Công chứng theo địa hạt sẽ giảm tối đa rủi ro
Theo điều 41 dự thảo, công chứng viên chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ một số trường hợp nhất định. Nội dung này được kế thừa từ luật Công chứng năm 2014 (đang có hiệu lực).
Tại buổi thảo luận tổ hôm 17.6, có đại biểu đề nghị không giới hạn thẩm quyền công chứng giao dịch về bất động sản. Số khác thì cho rằng cần có giới hạn về địa hạt nhưng có thể quy định thêm một số loại giao dịch về bất động sản được công chứng không phụ thuộc vào địa hạt.
Bộ Tư pháp cho hay, mô hình công chứng tại Việt Nam là công chứng nội dung. Tức là, công chứng viên phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, hợp pháp của giao dịch, bao gồm đối tượng của giao dịch.
Với giao dịch là bất động sản, ngoài việc kiểm tra các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng về bất động sản, trong trường hợp cần thiết, công chứng viên phải tiến hành kiểm tra, xác minh thực tế tại nơi có bất động sản, yêu cầu giám định để bảo đảm an toàn pháp lý cho giao dịch.
Thực tế cho thấy, mới chỉ có số ít địa phương đã xây dựng được cơ sở dữ liệu (CSDL) công chứng và chứng thực hợp đồng giao dịch. Tuy vậy, các trường thông tin cũng chưa thống nhất, thời điểm bắt đầu cập nhật và mức độ cập nhật thông tin rất khác nhau, đặc biệt là rất ít dữ liệu về việc chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Chưa kể, tính đầy đủ, thống nhất của CSDL công chứng, chứng thực tại các địa phương chưa thực hiện được, việc kết nối các CSDL này cũng không khả thi trong điều kiện hiện nay.
Trước bối cảnh trên, Bộ Tư pháp cho rằng thực hiện công chứng bất động sản theo địa hạt cấp tỉnh sẽ hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro về công chứng, chứng thực nhiều lần đối với một bất động sản tại một thời điểm.
Nhiều quốc gia trên thế giới dù có hệ thống CSDL công chứng hoàn thiện nhưng vẫn áp dụng thẩm quyền công chứng theo địa hạt, điển hình như Trung Quốc, Nga…
Có nên siết công chứng ngoài trụ sở?
Luật Công chứng năm 2014 quy định 3 trường hợp có thể thực hiện công chứng ngoài trụ sở gồm: người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được; người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù; hoặc có lý do chính đáng khác.
Dự thảo luật sửa đổi đề xuất quy định theo hướng siết chặt hơn, bãi bỏ trường hợp “có lý do chính đáng khác”, thay vào đó liệt kê cụ thể các trường hợp được công chứng ngoài trụ sở gồm: người yêu cầu công chứng không thể đi lại được vì lý do sức khỏe, đang điều trị nội trú hoặc bị cách ly theo chỉ định của cơ sở y tế; đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; hoặc đang thực hiện các nhiệm vụ, công việc đặc thù mà không thể đến trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.
Quá trình thảo luận tại tổ, có đại biểu đề nghị giữ nguyên quy định về các trường hợp được công chứng ngoài trụ sở khi có lý do chính đáng khác, như hiện nay.
Giải trình về nội dung này, Bộ Tư pháp cho biết quy định như dự thảo nhằm bảo đảm sự công khai, minh bạch, nghiêm túc của hoạt động công chứng, tránh tình trạng lạm dụng quy định về “lý do chính đáng khác” để thực hiện hàng loạt các việc công chứng ngoài trụ sở như thời gian vừa qua.
Tới đây, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu. Nếu mở rộng quy định về công chứng ngoài trụ sở, dự thảo sẽ bổ sung quy trình chặt chẽ để làm sao bảo đảm việc công chứng viên trực tiếp đến địa điểm công chứng ngoài trụ sở thay vì cử nhân viên đi lấy chữ ký của người yêu cầu công chứng.
Từng trao đổi với Thanh Niên về vấn đề trên, một số ý kiến cũng bày tỏ lo ngại nếu liệt kê từng trường hợp được công chứng ngoài trụ sở như dự thảo sẽ rất dễ dẫn tới thiếu sót, bởi thực tế luôn phát sinh các tình huống mới.
Công chứng ngoài trụ sở là nhu cầu thiết thực và chính đáng của người dân, doanh nghiệp. Thay vì giảm bớt trường hợp được công chứng ngoài trụ sở, cơ quan quản lý nên xây dựng quy trình kiểm soát để nâng cao chất lượng hoạt động này.
Sáng 25.6, tiếp tục chương trình kỳ họp 7 Quốc hội khóa XV, các đại biểu thảo luận tại hội trường về luật Công chứng sửa đổi. Trước đó, Bộ Tư pháp đã có báo cáo tiếp thu, giải trình đối với dự án luật này.
Công chứng theo địa hạt sẽ giảm tối đa rủi ro
Theo điều 41 dự thảo, công chứng viên chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi đơn vị hành chính cấp tỉnh nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ một số trường hợp nhất định. Nội dung này được kế thừa từ luật Công chứng năm 2014 (đang có hiệu lực).
Tại buổi thảo luận tổ hôm 17.6, có đại biểu đề nghị không giới hạn thẩm quyền công chứng giao dịch về bất động sản. Số khác thì cho rằng cần có giới hạn về địa hạt nhưng có thể quy định thêm một số loại giao dịch về bất động sản được công chứng không phụ thuộc vào địa hạt.
Bộ Tư pháp cho hay, mô hình công chứng tại Việt Nam là công chứng nội dung. Tức là, công chứng viên phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, hợp pháp của giao dịch, bao gồm đối tượng của giao dịch.
Với giao dịch là bất động sản, ngoài việc kiểm tra các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng về bất động sản, trong trường hợp cần thiết, công chứng viên phải tiến hành kiểm tra, xác minh thực tế tại nơi có bất động sản, yêu cầu giám định để bảo đảm an toàn pháp lý cho giao dịch.
Thực tế cho thấy, mới chỉ có số ít địa phương đã xây dựng được cơ sở dữ liệu (CSDL) công chứng và chứng thực hợp đồng giao dịch. Tuy vậy, các trường thông tin cũng chưa thống nhất, thời điểm bắt đầu cập nhật và mức độ cập nhật thông tin rất khác nhau, đặc biệt là rất ít dữ liệu về việc chứng thực hợp đồng, giao dịch.
Chưa kể, tính đầy đủ, thống nhất của CSDL công chứng, chứng thực tại các địa phương chưa thực hiện được, việc kết nối các CSDL này cũng không khả thi trong điều kiện hiện nay.
Trước bối cảnh trên, Bộ Tư pháp cho rằng thực hiện công chứng bất động sản theo địa hạt cấp tỉnh sẽ hạn chế tối đa nguy cơ rủi ro về công chứng, chứng thực nhiều lần đối với một bất động sản tại một thời điểm.
Nhiều quốc gia trên thế giới dù có hệ thống CSDL công chứng hoàn thiện nhưng vẫn áp dụng thẩm quyền công chứng theo địa hạt, điển hình như Trung Quốc, Nga…
Có nên siết công chứng ngoài trụ sở?
Luật Công chứng năm 2014 quy định 3 trường hợp có thể thực hiện công chứng ngoài trụ sở gồm: người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được; người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù; hoặc có lý do chính đáng khác.
Dự thảo luật sửa đổi đề xuất quy định theo hướng siết chặt hơn, bãi bỏ trường hợp “có lý do chính đáng khác”, thay vào đó liệt kê cụ thể các trường hợp được công chứng ngoài trụ sở gồm: người yêu cầu công chứng không thể đi lại được vì lý do sức khỏe, đang điều trị nội trú hoặc bị cách ly theo chỉ định của cơ sở y tế; đang bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; hoặc đang thực hiện các nhiệm vụ, công việc đặc thù mà không thể đến trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.
Quá trình thảo luận tại tổ, có đại biểu đề nghị giữ nguyên quy định về các trường hợp được công chứng ngoài trụ sở khi có lý do chính đáng khác, như hiện nay.
Giải trình về nội dung này, Bộ Tư pháp cho biết quy định như dự thảo nhằm bảo đảm sự công khai, minh bạch, nghiêm túc của hoạt động công chứng, tránh tình trạng lạm dụng quy định về “lý do chính đáng khác” để thực hiện hàng loạt các việc công chứng ngoài trụ sở như thời gian vừa qua.
Tới đây, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu. Nếu mở rộng quy định về công chứng ngoài trụ sở, dự thảo sẽ bổ sung quy trình chặt chẽ để làm sao bảo đảm việc công chứng viên trực tiếp đến địa điểm công chứng ngoài trụ sở thay vì cử nhân viên đi lấy chữ ký của người yêu cầu công chứng.
Từng trao đổi với Thanh Niên về vấn đề trên, một số ý kiến cũng bày tỏ lo ngại nếu liệt kê từng trường hợp được công chứng ngoài trụ sở như dự thảo sẽ rất dễ dẫn tới thiếu sót, bởi thực tế luôn phát sinh các tình huống mới.
Công chứng ngoài trụ sở là nhu cầu thiết thực và chính đáng của người dân, doanh nghiệp. Thay vì giảm bớt trường hợp được công chứng ngoài trụ sở, cơ quan quản lý nên xây dựng quy trình kiểm soát để nâng cao chất lượng hoạt động này.
Nguồn: https://thanhnien.vn/
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Khối ngoại giải ngân hơn 2.200 tỷ mua cổ phiếu sau nửa đầu năm, đâu là tâm điểm?
- Thành phố Tân Uyên khiến thị trường BĐS mới nỗi
- Hai “đại bàng” Hàn Quốc chọn Việt Nam làm tổ đem về hơn 80 tỷ USD doanh thu, lớn gấp đôi các doanh nghiệp điện tử khác cộng lại
- Dòng tiền xoay chiều sang cổ phiếu bất động sản
- Đề xuất quy định những biển số bắt buộc đấu giá, mức khởi điểm 200 triệu