Sóng mạng không dây thông thường sẽ được truyền qua một thiết bị mang tên router, hay nhiều người còn gọi là bộ phát Wifi. Quen thuộc là vậy tuy nhiên trên thực tế không phải ai cũng nắm rõ các vấn đề xảy ra với bộ phát Wifi nhà mình.
Có nên để wifi dưới TV hay không?
Router wifi là vật dụng quen thuộc trong nhiều gia đình, bởi lẽ chỉ khi lắp đặt router, điện thoại, TV, máy tính và máy tính bảng mới có thể kết nối internet và sử dụng wifi. Tuy nhiên, nhiều người dùng thường xuyên gặp phải tình trạng wifi hiện đủ vạch nhưng mạng lại chậm.
Không khó để nhận ra, nhiều gia đình hiện đều đặt bộ phát wifi ở dưới TV cho gọn dây và tạo sự ngăn nắp, thẩm mỹ. Tuy nhiên, hành động này lại chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hoạt động của wifi.
Theo đó, TV có thể gây ảnh hưởng đến tín hiệu wifi, làm giảm chất lượng kết nối. TV cũng có thể gây nhiễu đối với băng tần mà wifi sử dụng, chẳng hạn như 2.4GHz hoặc 5GHz, dẫn đến việc giảm tốc độ truyền tải dữ liệu và tăng độ trễ.
Ngoài ra, đặt bộ phát wifi gần TV cũng có thể gây cản trở vật lý cho tín hiệu, vì các bức tường kim loại hoặc các cấu trúc bên trong TV có thể ngăn chặn tín hiệu wifi lan tỏa đều khắp không gian sống. Điều này làm giảm tầm phủ sóng của wifi và tạo ra các “điểm chết” trong nhà nơi tín hiệu không thể đến được.
Hơn nữa, việc đặt router wifi quá gần với TV có thể không tốt cho thiết bị vì nó có thể bị nóng lên do nhiệt độ tỏa ra từ TV, đặc biệt là sau những khoảng thời gian sử dụng lâu dài.
Những vị trí nên tránh đặt bộ phát wifi
Gần thiết bị điện gia dụng
Vị trí đặt bộ phát wifi gần các thiết bị điện khác khiến tốc độ mạng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do một số thiết bị điện gia dụng sẽ cản trở việc phát tín hiệu của router, gây nhiễu tín hiệu.
Chẳng hạn một số tủ lạnh, lò vi sóng… sẽ tạo ra nhiễu điện từ, ảnh hưởng đến việc truyền tải tốc độ mạng. Đây là lý do khiến tín hiệu wifi rõ ràng là đầy, nhưng tốc độ mạng lại rất chậm.
Kim loại và thủy tinh
Các gia đình cũng nên chú ý không đặt cục wifi gần các vật dụng bằng kim loại. Nhiều người vì muốn tiết kiệm diện tích nên thường để router chung với chùm chìa khóa, bình giữ nhiệt,… trên cùng một mặt bàn mà không hề hay biết rằng, những vật dụng bằng kim loại này cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng phát sóng của wifi.
Tương tự như vậy, các vật dụng bằng thủy tinh như lọ hoa, bể cá,… cũng có thể cản trở sóng wifi, khiến tốc độ mạng bị chậm đi.
Bộ phát wifi nên đặt ở đâu trong nhà?
Vị trí đặt bộ phát wifi tốt nhất nên ở vị trí trung tâm của ngôi nhà. Chẳng hạn, người dùng có thể để bộ phát ở giữa phòng khách hoặc treo trên tường, tuy nhiên nên tránh góc tường. Sau khi lắp đặt thiết bị xong có thể điều chỉnh ăng ten trên để tăng hiệu quả phát tín hiệu.
Người dùng hoàn toàn có thể tùy chỉnh ăng ten như dựng thẳng, quay ngang hay hướng chéo. Tuy nhiên có một lưu ý cần được chú trọng và ghi nhớ, đó là người dùng không nên để tất cả các ăng ten quay về cùng một hướng.
Hãy đảm bảo các ăng ten được quay về các hướng hay các góc độ khác nhau. Việc làm này giúp tín hiệu được phát đều trong không gian, không còn tập trung vào một điểm, từ đó tốc độ mạng sẽ nhanh hơn.
Ngoài ra, nếu diện tích không gian tương đối rộng hoặc có nhiều phòng, các gia đình có thể cân nhắc việc đặt bộ định tuyến ở các phòng khác nhau để không phải lo lắng về tốc độ Internet ở một phòng nào đó ở nhà quá chậm.
Ngoài ra, người dùng nên chú ý tắt nguồn định kỳ bộ phát Wifi để thiết bị có thời gian được nghỉ ngơi, giảm nhiệt độ, từ đó khả năng hoạt động cũng như tốc độ mạng của thiết bị sẽ được cải thiện. Nên thực hiện khoảng 1 ngày/lần, hoặc 1 tuần 1 lần với hành động này.
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Bình Dương ra quy định diện tích tối thiểu tách thửa 60m2
- “Soi” giá đất nền phía Nam, bất ngờ lộ diện khu vực có giao dịch tăng trở lại
- 7 cách sửa lỗi This app can’t run on your PC Windows 10 (Cập nhật 2020)
- Chu kỳ suy giảm bất động sản lần này ngắn hơn giai đoạn 2012 – 2013, thị trường sẽ vực dậy từ cuối năm nay
- Hôm nay, giá xăng tiếp tục tăng 600 – 1.000 đồng/lít?