Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn hỏa tốc gửi Trường Đại học Luật Hà Nội yêu cầu báo cáo về quá trình tuyển sinh đào tạo đối với nghiên cứu sinh – Thượng tọa Thích Chân Quang.
Thượng tọa Thích Chân Quang. Ảnh: phatgiao.org.vn
Theo văn bản của Bộ, hiện có nhiều thông tin trái chiều về việc tuyển sinh, đào tạo và cấp bằng Tiến sĩ đối với ông Vương Tấn Việt (tức Thượng tọa Thích Chân Quang) tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Để có thông tin đầy đủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị Trường Đại học Luật Hà Nội khẩn trương báo cáo cụ thể về quá trình tuyển sinh, đào tạo Tiến sĩ (bao gồm cả việc nộp hồ sơ, phản biện, bảo vệ luận án…) và có minh chứng kèm theo đối với hồ sơ của ông Vương Tấn Việt.
Theo thông tin từ Trường Đại học Luật Hà Nội, ông Vương Tấn Việt (sinh năm 1959), trước khi dự tuyển nghiên cứu sinh, ông tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại ngữ (nay là Trường Đại học Hà Nội), ngành Tiếng Anh năm 2001.
Về quá trình học tập tại Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2017, ông trúng tuyển Văn bằng 2, Khóa 1 trình độ Đại học Luật, hình thức vừa làm vừa học của Trường Đại học Luật Hà Nội (mở tại Trường Cao đẳng Bách Việt, Thành phố Hồ Chí Minh).
Tháng 1/2019, ông được công nhận tốt nghiệp và được cấp bằng Cử nhân ngành Luật Văn bằng thứ 2 – Vừa làm vừa học theo Quyết định số 140/QĐ-ĐHLHN ngày 15/1/2019 của Trường Đại học Luật Hà Nội, xếp hạng tốt nghiệp loại Giỏi.
Tháng 11/2019, ông trúng tuyển Nghiên cứu sinh khóa 25B (niên khóa 2019 – 2023) theo Quyết định 4567/QĐ-ĐHLHN ngày 26/11/2019 của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Ngày 26/12/2019, ông Vương Tấn Việt được công nhận nghiên cứu sinh theo Quyết định 5114/QĐ-ĐHLHN của Trường Đại học Luật Hà Nội, ngành Luật Hiến pháp – Hành chính.
Ngày 9/12/2021, ông bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ cấp trường tại Trường Đại học Luật Hà Nội.
Ngày 17/3/2022, ông được cấp bằng Tiến sĩ luật ngành Luật Hiến pháp – Hành chính theo Quyết định số 1141/QĐ- ĐHLHN của Trường Đại học Luật Hà Nội.
Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, học viên Vương Tấn Việt đủ điều kiện dự tuyển chương trình đào tạo Tiến sĩ của nhà trường, do tốt nghiệp Cử nhân Luật xếp loại Giỏi. Về việc hoàn thành bổ sung kiến thức đối với nghiên cứu sinh chưa có bằng Thạc sĩ, từ tháng 12/2019 đến tháng 6/2021, nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt đã hoàn thành đầy đủ chương trình đào tạo Thạc sĩ, gồm 43 tín chỉ các học phần thuộc ngành, chuyên ngành trên tổng số 60 tín chỉ (được miễn luận văn 12 tín chỉ và ngoại ngữ 5 tín chỉ theo quy định của Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT).
Tổng thời gian đào tạo của học viên Vương Tấn Việt kể từ khi được công nhận nghiên cứu sinh (tháng 12/2019) đến khi có Quyết định công nhận học vị và cấp bằng Tiến sĩ (tháng 3/2022) là 2 năm, 3 tháng. Theo Trường Đại học Luật Hà Nội, tổng thời gian đào tạo này đáp ứng và tuân thủ Quy chế đào tạo tiến sĩ trong Thông tư 08/2017/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Quyết định 261/QĐ-ĐHLHN của Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Bộ trưởng Quốc phòng Israel nói đạt thành tựu lớn ở Gaza; Iran cảnh báo về ‘hành động bất ngờ’
- Hướng dẫn 5 cách sửa lỗi, repair Windows 10 (Cập nhật 2020)
- Lãnh đạo các ngân hàng nói gì về quyết định giảm lãi suất điều hành của NHNN?
- Cách đổi email trên Facebook bằng máy tính, điện thoại (Mới nhất 2022)
- Ngày mai 14-4, bắt đầu chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ 5 – 12 tuổi