Nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt kết nối Bàu Bàng, Bình Dương với cửa khẩu Mộc Bài tại Tây Ninh

326 lượt xem - Posted on

Bộ Giao thông vận tải ủng hộ tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh rà soát nhu cầu vận tải để nghiên cứu bổ sung quy hoạch tuyến đường sắt Bàu Bàng – Mộc Bài…

Bình Dương đang định hướng nghiên cứu tuyến đường sắt từ huyện Bàu Bàng đi tỉnh Tây Ninh, để qua cửa khẩu Mộc Bài.
Bình Dương đang định hướng nghiên cứu tuyến đường sắt từ huyện Bàu Bàng đi tỉnh Tây Ninh, để qua cửa khẩu Mộc Bài.

Bộ Giao thông vận tải vừa có Văn bản số 15225/BGTVT-KHĐT gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương trả lời kiến nghị về một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến lĩnh vực giao thông vận tải, trong đó thông tin về quy hoạch các nhà ga tại tỉnh Bình Dương và đầu tư tuyến đường sắt Bình Dương kết nối với Tây Ninh.

CHỦ ĐỘNG HUY ĐỘNG ĐẦU TƯ ĐƯỜNG SẮT BÀU BÀNG – MỘC BÀI

Về bổ sung quy hoạch tuyến đường sắt Bàu Bàng – Mộc Bài, Bộ Giao thông vận tải cho biết mạng lưới đường sắt quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được quy hoạch trên cơ sở các hành lang kinh tế lớn, quan trọng của quốc gia, có tính chất liên vùng hoặc kết nối liên vận quốc tế.

Tại khoản 3 mục III của Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã xác định: cơ quan chủ trì tổ chức lập quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh căn cứ quy hoạch mạng lưới đường sắt được duyệt để quy hoạch các tuyến đường sắt kết nối các đầu mối vận tải như: cảng biển lớn, cảng cạn, cảng thủy nội địa, các khu kinh tế, khu du lịch… với đường sắt quốc gia, đáp ứng nhu cầu vận tải và khả năng huy động nguồn lực đầu tư của các địa phương.

Do vậy, Bộ Giao thông vận tải ủng hộ tỉnh Bình Dương và tỉnh Tây Ninh rà soát nhu cầu vận tải để nghiên cứu bổ sung quy hoạch tuyến đường sắt Bàu Bàng – Mộc Bài vào quy hoạch tỉnh và quy hoạch vùng Đông Nam Bộ làm cơ sở quản lý quỹ đất và chủ động huy động nguồn lực đầu tư tuyến đường sắt nêu trên.

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đóng vai trò là cửa ngõ quan trọng kết nối, giao thương, trung chuyển hàng hoá, dịch vụ, kết nối du lịch với Vương quốc Campuchia và Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS); đồng thời, có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh của đất nước.

Do đó, Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài có đủ dư địa và điều kiện cần thiết để phát triển theo mô hình công nghiệp – đô thị – dịch vụ hiện đại, xanh, bền vững và trở thành điểm kết nối quan trọng vào sự phát triển chung của vùng Đông Nam Bộ và cả nước.

Do đó, nhằm cụ thể các chương trình hợp tác phát triển kinh tế – xã hội giữa các tỉnh, thành trong vùng, Tây Ninh đang từng bước thực hiện chiến lược kết nối và phát triển Bình Dương – Tây Ninh, tuyến đường sắt Bàu Bàng (Bình Dương) – Mộc Bài (Tây Ninh) với chiều dài khoảng 57 km được đề xuất đầu tư. Dự án này sau khi được hoàn thành sẽ tạo đột phá để Tây Ninh phát triển bền vững với hành lang kinh tế công nghiệp – đô thị – logistics, lan tỏa phát triển từ Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài. Theo https://vneconomy.vn

Tiềm năng bất động sản Bàu Bàng

Hiện tại tỉnh Bình Dương đang triển khai nhiều dự án với mục tiêu hệ thống giao thông phải đi trước dẫn đường cho phát triển kinh tế – xã hội. Có thể kể đến như vành đai 3, vành đai 4, đường ven sông Sài Gòn, Cảng sông An Tây,… Đáng chú ý khu vực Bàu Bàng đang nhận được nhiều sự quan tâm với dự án đường sắt đô thị Suối Tiên – Thủ Dầu Một – Bàu Bàng làm trục liên kết phát triển trục đô thị công nghiệp – dịch vụ, đường tạo lực Bắc Tân Uyên – Phú Giáo – Bàu Bàng dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2023.

Cùng với Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên tạo thành vùng phát triển mở rộng phía Bắc, Bàu Bàng sẽ là trở thành đô thị trọng điểm cấp vùngđầu mối hỗ trợ về dịch vụ – công nghiệp hiện đại, khoa học công nghệ cho các vùng kinh tế, phát triển không gian đô thị công nghiệp tập trung vào các hành lang: Bắc Nam gắn với trục đường Bàu Bàng – Mỹ Phước – Tân Vạn; các tuyến giao thông hỗ trợ mới và hành lang Đông Tây hai bên tuyến đường Vành đai 4

Trước sự phát triển mạnh mẽ của Bàu Bàng, dòng vốn đầu tư đang đổ mạnh vào địa phương này kéo theo dân cư tập trung đông, hoạt động kinh doanh mua bán sầm uất. Các khu công nghiệp Bàu Bàng mở rộng tạo điều kiện thuận lợi để thị trường bất động sản nơi đây phát triển. Chính điều này đã thu hút đông đảo lao động đổ dồn về huyện Bàu Bàng sinh sống và làm việc. Và khi dân cư đông lên thì chính họ sẽ là nguồn khách hàng tiềm năng cho các dự án bất động sản Bàu Bàng. Qua đó, có thể thấy thị trường bất động sản tại huyện Bàu Bàng đang sắp bùng nổ và có giá trị về nhà đất cực kỳ cao.

Dự án Khu nhà ở Sài Gòn Land 2 xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng – một trong nhưng dự án đất nền tiềm năng tại trung tâm huyện Bàu Bàng

Ngoài ra Bàu Bàng đang sở hữu lợi thế là thị trường còn mới mẻgiá khá mềm đồng thời sở hữu quỹ đất rộng, thích hợp phát triển nhiều dòng sản phẩm như biệt thự, nhà phố, khu sinh thái, đất nền mà tại trung tâm thành phố khó thực hiện. Sản phẩm đa dạng, mức vốn đầu tư thấp, khách hàng dễ dàng tìm được sản phẩm phù hợp với tài chính và mục đích đầu tư. Cùng với những chính sách và định hướng phát triển của Bàu Bàng trong tương lai, đây thực sự là một thị trường đầy tiềm năng mà các nhà đầu tư không nên bỏ qua.

Bài viết cùng chủ đề:

Bạn đang xem Nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt kết nối Bàu Bàng, Bình Dương với cửa khẩu Mộc Bài tại Tây Ninhtrên Express 24h chuyên trang tin tức uy tín hàng đầu việt nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *