Tuyến đường ĐT 746 vừa được tỉnh Bình Dương khởi công mở rộng ngày 30/12/2022 với tổng mức đầu tư 1.492 tỷ đồng từ vốn ngân sách
Bình Dương được giao 21.817 tỷ đồng vốn đầu tư công, cao nhất từ trước đến nay
Năm 2023, tỉnh Bình Dương được giao 21.817 tỷ đồng vốn đầu tư công (cao nhất từ trước đến nay). Số vốn này chủ yếu dùng để đầu tư các dự án hạ tầng kết nối vùng.
UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Quyết định số 3679/QĐ-UBND về việc giao vốn đầu tư công năm 2023 (vốn ngân sách địa phương).
Theo quyết định, tổng nguồn vốn kế hoạch đầu tư công năm 2023 từ ngân sách của tỉnh là 18.675 tỷ đồng. So với năm 2022, nguồn vốn ngân sách địa phương dành cho đầu tư công của Bình Dương tăng gấp 2,17 lần.
Cộng gộp cả nguồn vốn ngân sách Trung ương năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao thì tổng kế hoạch đầu tư công năm 2023 của Bình Dương là 21.817 tỷ đồng. Đây là số vốn đầu tư công được giao cao nhất từ trước đến nay.
Việc Bình Dương được giao vốn đầu tư công cao hơn so với các năm trước nhằm đẩy mạnh đầu tư các dự án hạ tầng liên kết vùng như đường Vành đai 3, Vành đai 4 (TP.HCM) đoạn qua Bình Dương; đường cao tốc TP.HCM – Thủ Dầu Một – Chơn Thành; đường ven sông Sài Gòn từ Thủ Dầu Một đến Thuận An.
Liên quan đến việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, tỉnh Bình Dương đã ban hành kế hoạch số 6523/KH-UBND, về triển khai chiến dịch cao điểm đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công.
Chiến dịch được triển khai từ ngày 08/12/2022 đến 31/01/2023. Trong bản kế hoạch tỉnh Bình Dương đã giao chỉ tiêu tỷ lệ giải ngân cho 16 cơ quan, đơn vị và đề ra 12 nhiệm vụ cụ thể để các cơ quan, đơn vị thực hiện theo tiến độ.
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Dương, trước khi ban hành kế hoạch, tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2022 (bao gồm vốn năm 2021 kéo dài sang năm 2022) mới đạt 38,7%; ước tính đến ngày 05/01/2023, tỷ lệ giải ngân đạt 58,2% và đến ngày 31/01/2023 là 83,4%.
Số vốn dự kiến giải ngân không đạt chủ yếu nằm ở các dự án như xây dựng đường từ cầu Tam Lập đến Đồng Phú; xây dựng cầu bắc qua sông Đồng Nai (Cầu Bạch Đằng 2); Bệnh viện đa khoa 1500 giường; bồi thường, giải phóng mặt bằng trục thoát nước Bưng Biệp – Suối Cát (đoạn thuộc TP.Thuận An)…
Nguyên nhân dẫn đến giải ngân đầu tư công không đạt theo kế hoạch do khó khăn, vướng mắc liên quan đến giải phóng mặt bằng, chuẩn bị đầu tư, quản lý dự án…
Theo đó dự án khu nhà ở Sài Gòn Center nằm trên đường Nguyễn Hữu Cảnh liên kết với tuyến đường ĐT 746 đang được đầu tư mở rộng sẽ là một trong những dự án được hưởng lợi nhiều nhất. Với quy mô 500 căn nhà phố, biệt thự, shophouse,… và nằm gần các tuyến đường đang được mở rộng, chắc chắn đây sẽ là dự án tiềm năng đáng được đầu tư nhất trong khu vực ở thời điểm hiện tại.
Theo: Báo đầu tư
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Top 21 bộ phim anime hay nhất mọi thời đại (MỚI NHẤT 2021)
- Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đồng loạt tăng lãi suất
- TPHCM và Bình Dương thống nhất đầu tư đường ‘mạng nhện’
- Bắt nữ kế toán trường mầm non cho vay với lãi suất 1.440%/năm
- Lãi suất cho vay bắt đầu giảm, thị trường bất động sản sẽ ‘ấm’ lên?