Theo ông Nguyễn Thắng Vượng, Vụ thị trường châu Âu, châu Mỹ (Bộ Công Thương), Tập đoàn Apple (Mỹ) đã chuyển 11 nhà máy sản xuất thiết bị nghe nhìn sang Việt Nam.
Ông Vượng cho biết, thời gian qua, xu hướng dịch chuyển dịch các chuỗi cung ứng toàn cầu diễn ra mạnh mẽ. Rất nhiều tập đoàn lớn đã tìm kiếm mở rộng mạng lưới và phát triển cơ sở sản xuất tại Việt Nam.
Ví dụ điển hình nhất là đến nay, Tập đoàn Apple của Mỹ đã chuyển 11 nhà máy sản xuất các thiết bị nghe nhìn sang Việt Nam; Tập đoàn Intel mở rộng giai đoạn hai nhà máy kiểm định chip tại TP.HCM tổng trị giá 4 tỉ USD; Tập đoàn Lego của Đan Mạch đầu tư xây dựng nhà máy ở Bình Dương tổng vốn 1 tỉ USD; Tập đoàn Samsung đã dịch chuyển toàn bộ dây chuyền sản xuất điện thoại về Việt Nam và Ấn Độ. 60% sản lượng điện thoại thông minh của Samsung bán ra trên thế giới đang được sản xuất tại Việt Nam.
Những tập đoàn lớn khác như Boeing, Google, Walmart… cũng đang có sự nghiên cứu môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
Nhận định về làn sóng này, các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là cơ hội lớn để Việt Nam hút vốn FDI, phát triển kinh tế. Nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với doanh nghiệp Việt tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu, buộc họ phải nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường sản xuẩt các sản phẩm công nghiệp phụ trợ. Hiện nay, đa phần doanh nghiệp Việt tham gia vào chuỗi cung ứng chỉ ở khâu trung gian, có giá trị gia tăng thấp. Nhiều nguyên vật liệu chính cho sản xuất vẫn phải nhập khẩu.
Nguồn: https://cafef.vn
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Nỗ lực cứu thế giới lần thứ 2 của cặp vợ chồng tiến sĩ tạo ra vaccine Pfizer: Chữa ung thư dựa trên công nghệ mRNA
- Lãi suất liên ngân hàng giảm mạnh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán
- Giảm thuế VAT 2%: Liều “doping” cho nền kinh tế, doanh nghiệp
- Còn nhiều thách thức trong phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam
- TP Hồ Chí Minh: Lễ đổi tên Xa lộ Hà Nội thành đường Võ Nguyên Giáp