Thông thường khi dừng, đỗ xe, chủ xe phải sử dụng phanh tay để giữ cố định chiếc xe. Nhưng theo các chuyên gia không nên làm điều đó nếu phải để xe trong một khoảng thời gian dài.
Việc kéo phanh tay trong thời gian dài sẽ khiến lực ép từ má phanh lên đĩa phanh gây lõm, hoặc có thể bị kẹt, gỉ sét… Vì vậy, nếu xe để lâu ngày không đi đến, trên địa hình tương đối bằng phẳng, chỉ cần kéo cần số về chế độ P (đối với xe tự động) hoặc về số 1 (đối với xe số sàn) mà không cần phanh tay.
Nếu đã kéo phanh tay suốt 2 tháng, khả năng ô tô bị bó phanh rất cao, nên cần kiểm tra tại chỗ theo phương pháp sau.
Thứ nhất, hạ phanh tay, nổ máy tại chỗ, từ từ đạp rồi nhả phanh chân 10 – 15 lần để dầu phanh tuần hoàn trong ống, piston phanh hoạt động trở lại.
Thứ hai, quan sát xem đèn cảnh báo phanh có bật sáng trên bảng đồng hồ, đồng thời nhờ người khác đứng ngoài xe nhìn đèn phanh phía sau có sáng lên, tức là kiểm tra các chức năng điện – điện tử của hệ thống phanh có hoạt động bình thường hay không.
Thứ ba, vào số tiến, đạp ga nhẹ nhàng xem xe có tiến lên như bình thường hay không, nếu thấy rõ sức ì của xe hoặc đèn cảnh báo phanh bật sáng trong khoảng 100 – 200m di chuyển đầu tiên, tức là xe đang bị bó phanh.
Khi đã bị bó phanh, chỉ còn giải pháp gọi xe cứu hộ đưa xe đến gara gần nhất để thợ xử lý. Nếu cố đi có thể bị cháy má phanh, gây ra khói khét ở bánh xe, làm trầy xước hỏng đĩa phanh.
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Phải giảm nhanh Lãi suất cho vay
- Ngân hàng rục rịch tăng lãi suất tiền gửi
- Thay đổi Luật Kinh doanh bất động sản nhằm cơ cấu lại thị trường
- Vì sao Việt Nam phải giảm lãi suất mạnh và sớm hơn Fed và các nước ASEAN?
- ‘Ông lớn’ VietinBank cho vay trả nợ ngân hàng khác với lãi suất chỉ từ 5,6%/năm, cuộc đua giảm lãi suất ngày càng ‘nóng’