Mua nhà trả góp, mua nhà vay vốn ngân hàng đã không còn là vấn đề quá xa lạ với mọi người. Vậy mua nhà trả góp cần cảnh giác hay lưu ý gì?
Mua nhà trả góp và một số điều cần lưu ý trước khi đầu tư
Hết thời hạn vay ưu đãi, mức lãi suất thả nổi đang là “gánh nặng” đối với nhiều người mua nhà trả góp. Từ đầu năm đến nay mặt bằng lãi suất cho vay tại khối ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân tăng từ 1 -2 %.
Lãi suất thả nổi đang trở thành “gánh nặng” với người mua nhà trả góp
Với lời chào hấp dẫn từ các sàn giao dịch bất động sản vay mua nhà được ưu đãi lãi suất 2 năm, hết thời hạn ưu đãi sẽ thả nổi theo thị trường đã khiến nhiều khách hàng “khóc dở, mếu dở”.
Tài chính mua bất động sản không rẻ
Với khoản tích cóp tầm 600 triệu đồng sau 10 năm đi làm, cộng với khoản thu nhập tầm 40 triệu đồng/ tháng của cả nhà, một số gia đình quyết định mua trả góp ở dự án khi bắt đầu khởi công.
Thông thường thì hình thức trả góp là 20 năm, mỗi tháng sẽ trả cả lãi và gốc theo thỏa thuận. Hai năm đầu tiên, chủ đầu tư ưu đãi lãi suất 0%, hết thời gian trên, người mua sẽ phải trả lãi suất thả nổi theo thị trường.
Theo một số chuyên gia ngân hàng, sản phẩm cho vay mua bất động sản của ngân hàng không thực sự “rẻ” như quảng cáo, vì mức lãi suất ưu đãi chỉ được áp dụng trong thời gian ngắn, còn sau đó, người vay sẽ phải trả lãi suất theo thị trường, tức là gồm lãi suất huy động vốn cộng với 3 – 4% chi phí quản lý, hoạt động của ngân hàng. Lãi suất huy động tăng có nghĩa lãi suất khoản vay cũng tăng theo.
Một số năm liên tục được giảm lãi suất cho vay mua nhà để kích cầu vay vốn thì một số năm lại điều chỉnh lãi suất cho vay tăng từ 1-2%/ năm. Đơn cử là VIB đã điều chỉnh tăng 0,2 điểm phần trăm lãi suất lên mức 8,7%/năm cho các khoản vay với mục đích mua nhà. Tương tự, Ngân hàng UOB (thuộc Singapore) tăng lãi suất cho vay mua nhà từ mức 6,49%/năm trong tháng 6 lên 7,69%/năm trong tháng 7…
Lãi suất huy động tăng có nghĩa lãi suất khoản vay cũng tăng theo.
Chỉ nên vay 30-40% trị giá ngôi nhà
Trước đó, một số ngân hàng thông tin từ báo cáo của ngân hàng nhà nước, đến tháng 6/2002, tổng dư nợ tín dụng đối với bất động sản đạt 2,36 triệu tỷ đồng, tăng tăng 14,07% so với cuối năm 2021, chiếm 20,74% tổng dư nợ tín dụng toàn hệ thống ngân hàng (cùng kỳ năm 2021 tăng 8,2%, chiếm 19,9%).
Trong đó, tín dụng đối với bất động sản kinh doanh tăng 8,19%, chiếm 33% dư nợ bất động sản; tín dụng bất động sản phục vụ mục đích sử dụng tăng 17,2%, chiếm 67%.
Chỉ nên vay 30-40% giá trị của ngôi nhà
Ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2022 khoảng 14%, có điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở diễn biến lạm phát, tình hình kinh tế trong, ngoài nước.
Trên thực tế, lãi suất của các ngân hàng thương mại cổ phần tư nhân tăng cả huy động và cho vay, người mua nhà không còn được hưởng lãi suất giá rẻ như 2 năm trước nữa, bởi hiện nay, chi phí đầu vào nhích dần theo lãi suất tiết kiệm, trong khi nhiều nhà băng lại bị cạn tín dụng, nhất là với hạn mức cho vay bất động sản.
Ngân hàng Nhà nước giải thích, một số tổ chức tín dụng phản ánh hết room tín dụng, song do các tổ chức tín dụng tăng tín dụng quá nhanh trong 6 tháng đầu năm.
Khi đi vay, các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo rằng bạn nên chọn gói dịch vụ có sự cân bằng về hạn mức cho vay và lãi suất để tránh rủi ro, đồng thời, người dân chỉ nên vay từ 30-40% giá trị của ngôi nhà định mua, nếu vượt quá mức này, khả năng kiểm soát chi tiêu hàng tháng của người vay sẽ gặp không ít khó khăn và khó có thể cân bằng được.
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Bất động sản ‘xì hơi’, chọn phân khúc nào để đầu tư lúc này?
- Nghị quyết số 33/NQ-CP về giải pháp tháo gỡ thị trường bất động sản
- 15 cọc bê tông đè bẹp cabin, tài xế container kẹt cứng trong xe sau va chạm trên QL51
- “Gã khổng lồ” ngành hàng không vừa có thêm 2 tỷ USD vốn hóa từ đầu năm, giá trị vượt Hòa Phát, Vingroup, Vinamilk và nhiều ngân hàng
- Giá xăng dầu có thể giảm trong hôm nay