Bạn đã bao giờ thắc mắc về cách xem bảng giá chứng khoán trực tuyến chưa? Nếu như bạn là nhà đầu tư mới, bạn chưa biết rõ cách xem bảng giá thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Cách xem bảng giá chứng khoán trực tuyến có thể coi là bài học vỡ lòng đầu tiên mà bất cứ người chơi chứng khoán nào khi tham gia vào thị trường cũng cần được biết. Vậy nên bài viết này chúng ta cùng xem hưỡng dẫn cách xem bảng giá để các bạn tìm hiểu được nhiều thông tin liên quan đến cổ phiếu trước khi quyết định đầu tư nhé!
Cách xem bảng giá chứng khoán trực tuyến
Thông tin về bảng giá chứng khoán Việt Nam
Bảng giá chứng khoán là nơi thể hiện tất cả các thông tin liên quan đến giá cả và tình hình giao dịch cổ phiếu của thị trường chứng khoán.
Hiện tại, thị trường chứng khoán Việt Nam được chia ra để quản lý 3 sàn giao dịch là: HOSE, HNX và Upcom (Sở Hà Nội quản lý HNX và Upcom), và đều có bảng giá riêng được hiển thị trên bảng giá chứng khoán điện tử.
Theo thứ tự ưu tiên thì HOSE là sàn chuẩn nhất và lớn ở Việt Nam, còn sàn HNX và Upcom thì quy mô, tính minh bạch thấp hơn nên ít người giao dịch hơn so với HOSE.
Ngoài ra, trên bảng giá chứng khoán còn có các loại hàng hóa khác như chứng quyền, hợp đồng tương lai…
Xem bảng giá chứng khoán trực tuyến ở đâu?
Có rất nhiều bảng giá chứng khoán khác nhau, bởi mỗi công ty chứng khoán hay đều xây dựng 1 bảng giá riêng để phục vụ khách hàng. Tuy nhiên chúng chỉ khác nhau một chút về giao diện cùng một vài tính năng, còn thông số thì giống nhau bởi đều lấy dữ liệu gốc từ HOSE và HNX và Trung tâm lưu ký chứng khoán.
Bạn chỉ cần theo dõi 1 bảng trong số các bảng giá chứng khoán trực tuyến là đủ cập nhật thông tin rồi.
Đọc bảng giá chứng khoán trực tuyến thế nào
Còn nếu bạn sử dụng điện thoại và muốn xem bảng giả chứng khoán thì có thể sử dụng một số ứng dụng như: SSI iBoard, VNDirect, Sigma Stock, vnChart, vStock, HSC Trade…
Cách xem bảng giá chứng khoán về tình hình giá cổ phiếu
Việc đầu tiên mà các nhà đầu tư quan tâm khi tìm hiểu cách xem bảng giá chứng khoán là có thể hiểu được tình hình biến động của cổ phiếu, giá tăng giảm ra sao, mã nào dao động nhiều….
Chúng mình sẽ đi vào chi tiết bằng các đọc bảng giá chứng khoán của SSI (hình bên dưới):
Xem tình hình biến động của cổ phiếu
– Ô nhập mã CK (1): Dùng để tra cứu mã cổ phiếu cụ thể, bạn nhập mã mình cần theo dõi vào để tra cứu thông tin, biến động của mã đó.
– Tab chuyển đổi (2): Bạn có thể chuyển đổi giữa các sàn HOSE, HNX, Upcom hay tra cứu riêng các mã cổ phiếu thuộc VN30, HNX30, chứng quyền, chứng khoán phái sinh…
– Cột CK: mã giao dịch chứng khoán, mỗi công ty sẽ được cấp 1 mã chứng khoán riêng, và thường là tên viết tắt của công ty. Cột này được xếp theo vần A, B, C.
– Cột Trần (màu tím): có nghĩa là giá trần, là mức giá cao nhất mà bạn có thể mua/bán chứng khoán trong ngày.
– Cột Sàn (xanh lam): có nghĩa là giá sàn, là mức giá thấp nhất mà bạn có thể mua/bán chứng khoán trong ngày.
– Cột TC (màu cam): có nghĩa là giá tham chiếu, là mức giá đóng cửa tại phiên giao dịch gần nhất trước đó và được dùng làm căn cứ tính giá trần, giá sàn.
– Cột bên mua: hiện thị 3 mức giá mua tốt nhất (chính là giá đặt mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng. Trong đó:
“Giá 1” và “KL 1”: Mức giá đặt mua cao nhất và khối lượng đặt mua tương ứng ở thời điểm hiện tại. Lệnh đặt mua ở giá 1 sẽ được ưu tiên thực hiện trước so những lệnh đặt mua khác.
“Giá 2” và “KL 2”: Mức giá đặt mua cao thứ hai hiện tại và khối lượng đặt mua tương ứng, có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức giá 1.
“Giá 3” và “ KL 3”: Mức giá đặt mua cao thứ 3 và khối lượng tương ứng, có mức độ ưu tiên sau lệnh đặt mua ở mức giá 2.
– Cột Bên bán: tương tự, cột bên bán cũng hiển thị 3 mức giá chào bán tốt nhất (giá chào bán thấp nhất) và khối lượng chào bán tương ứng. Trong đó:
“Giá 1” và “KL 1”: Mức giá chào bán thấp nhất hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng. Lệnh chào bán ở giá 1 luôn được ưu tiên thực hiện trước so với những lệnh chào bán khác.
“Giá 2” và “KL 2”: Mức giá chào bán cao thứ 2 hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng, có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức Giá 1.
“Giá 3” và “ KL 3”: Mức giá chào bán cao thứ 3 hiện tại và khối lượng chào bán tương ứng, có độ ưu tiên chỉ sau lệnh chào bán ở mức giá 2.
Lưu ý: Khi xuất hiện lệnh ATO hoặc lệnh ATC thì cách lệnh này sẽ được hiển thị vào “Giá 1” và “KL 1” của “Bên mua” và “Bên bán”.
Không chỉ có 3 mức giá mua bán được hiển thị mà thị trường còn vô số mức giá mua bán khác nhau nhưng không được hiển thị lên bảng giá vì mức giá không tốt bằng.
– Cột Khớp lệnh: bao gồm các cột “Giá”, “KL”, “+/-“, “+/- %” và nó mang ý nghĩa trong thời gian giao dịch như sau:
Cột “Giá”: Chính là mức giá được khớp trong phiên hoặc cuối ngày.
Cột “KL”: là khối lượng cổ phiếu được khớp lệnh tương ứng với giá khớp lệnh đó.
Cột “+/-“: thể hiện mức tăng hoặc giảm so với giá tham chiếu (“+/- %” là biểu thị tăng hay giảm bao nhiêu % so với mức giá tham chiếu).
Để hiểu rõ thêm về các loại lệnh cũng như những định nghĩa về khớp lệnh, bạn tham khảo thêm một số bài viết khác, có thể xem tại website của chúng tôi.
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Loạt chuyến bay đến Quy Nhơn phải chuyển hướng do diễn tập quân sự
- Lãi suất ngày 25/3: Lãi suất gửi 6 tháng được cao hơn gửi 24 tháng
- Ô tô mất lái tông vào đoàn người đưa tang ở Hà Nội
- Nhiều nhân sự ở Bình Dương được bổ nhiệm
- Đã bắt được nghi phạm sát hại vợ, cháu gái và bà hàng xóm ở Khánh Hòa