HoREA cho rằng nếu cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần thì sẽ tăng thêm được khoảng 50% số lượng căn hộ nhà ở xã hội và sẽ giúp kéo giảm giá thành, giá bán nhà ở xã hội.
Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA) vừa có 2 văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng về Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội.
Theo đó, HoREA kiến nghị cho phép chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội được điều chỉnh tăng mật độ xây dựng hoặc hệ số sử dụng đất lên tối đa 1,5 lần.
HoREA cho rằng nếu kiến nghị trên được Chính phủ thông qua thì sẽ tăng thêm được khoảng 50% số lượng căn hộ nhà ở xã hội so với dự án nhà ở thương mại trên cùng một diện tích đất và sẽ giúp kéo giảm giá thành, giá bán nhà ở xã hội phù hợp với khả năng tài chính của người được hưởng chính sách nhà ở xã hội.
Hiệp hội nhận thấy, việc áp dụng chính sách ưu đãi tăng 1,5 lần hệ số sử dụng đất (mức tối đa) đối với dự án nhà ở xã hội sẽ hợp lý vì cho ra kết quả số lượng căn hộ nhà ở xã hội tăng 1.5 lần so với số lượng căn hộ của dự án nhà ở thương mại tương tự.
Trường hợp áp dụng chính sách ưu đãi tăng 1,5 lần mật độ xây dựng đối với dự án nhà ở xã hội thì chưa thật hợp lý vì cho ra kết quả số lượng căn hộ nhà ở xã hội tăng đến 1,83 lần so với số lượng căn hộ của dự án nhà ở thương mại tương tự, nên nếu áp dụng chính sách ưu đãi tăng tối đa 1,5 lần mật độ xây dựng đối với dự án nhà ở xã hội thì các địa phương có thể áp dụng mức tăng khoảng 1,4 lần mật độ xây dựng thì hợp lý hơn.
Mặt khác, để giảm giá thành nhà ở xã hội, UBND cấp tỉnh cần lựa chọn bố trí quỹ đất làm nhà ở xã hội tại các địa điểm có chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng ở mức hợp lý với cơ cấu căn hộ nhà ở xã hội 1-2 phòng ngủ (dưới 60 m2) chiếm đa số, còn tỷ lệ căn hộ nhà ở xã hội có diện tích lớn (60-70 m2) chiếm không quá 25% tổng số căn hộ của dự án và trong một số dự án nhà ở xã hội buộc phải cơ cấu một số căn hộ từ 71-77 m2 thì số lượng căn hộ này không vượt quá 10% tổng số căn hộ trong dự án.
Tình hình thực tiễn hiện nay thì vẫn có một số địa phương điển hình là tỉnh Bình Dương đã làm được căn hộ nhà ở xã hội có giá bán chỉ trên dưới 300 triệu đồng, nhưng tại các đô thị lớn có thể đơn giá bán nhà ở xã hội lên đến khoảng 25 triệu đồng/m2, nên căn hộ nhà ở xã hội nhỏ nhất 25 m2 có thể có giá khoảng 625 triệu đồng, căn hộ nhà ở xã hội trung bình 50 m2 có giá khoảng 1,25 tỷ đồng, căn hộ nhà ở xã hội lớn 70 m2 có giá khoảng 1,75 tỷ đồng, căn hộ nhà ở xã hội lớn nhất 77 m2 có giá khoảng 1,93 tỷ đồng.
Hiệp hội nhận thấy, vấn đề mấu chốt không chỉ là việc kiểm soát giá thành, giá bán nhà ở xã hội mà là người mua, thuê mua nhà ở xã hội được vay vốn tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp khoảng 4.8-5%/năm trong dài hạn, tối đa đến 25 năm, bởi lẽ với giá bán nhà ở xã hội trên đây thì hàng tháng người mua nhà chỉ phải trả khoảng trên dưới 5 triệu đồng, phù hợp với khả năng tài chính của người lao động, thậm chí số tiền này chỉ tương đương với tiền thuê nhà.
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Hỗn chiến kinh hoàng bằng súng, 5 người thương vong
- Bình Dương và Bình Phước thống nhất đầu tư đường cao tốc vốn hơn 17.000 tỷ đồng
- Phó Thống đốc NHNN thông tin về gói tín dụng 120 nghìn tỷ đồng cho bất động sản
- Công an TPHCM bắt thêm đối tượng thành viên của tổ chức khủng bố lưu vong
- SpaceX ngỏ lời về kỳ quan 10 tỷ đô có 3.335 “mắt thần” thay đổi cuộc chơi: Việt Nam “bật đèn xanh”