Tính đến tháng 5/2024, tỉnh Bình Dương đã thu hút gần 4.300 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 40,6 tỷ USD từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, từ đầu năm đến ngày 15/5/2024, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký mới và bổ sung vào Bình Dương đạt hơn 341 triệu USD. Trong đó, nguồn vốn FDI phần lớn tập trung chủ yếu vào các khu công nghiệp, đạt hơn 290 triệu USD.
Cụ thể, tính đến tháng 5/2024, tỉnh Bình Dương đã thu hút gần 4.300 dự án FDI với tổng vốn đầu tư gần 40,6 tỷ USD từ 65 quốc gia và vùng lãnh thổ. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2024 các KCN đã thu hút trên 389 triệu USD, tăng 40,88% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 32,44% kế hoạch năm 2024.
Hiện nay, tính riêng các khu công nghiệp tại Bình Dương có 3.128 dự án còn hiệu lực; trong đó có 2.448 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 29,6 tỷ USD và 680 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 93.847 tỷ đồng.
Các khu công nghiệp đã cho thuê hơn 285.700 m2 đất công nghiệp và hơn 64.200 m2 nhà xưởng trong những tháng đầu năm nay. Đến nay, các khu công nghiệp đã cho thuê 7.067,49 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 93,67%.
Thu hút đầu tư của tỉnh từng bước được chọn lọc, tập trung vào những dự án có trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất tiên tiến, đặc biệt là các dự án lớn góp phần phát triển đô thị và dịch vụ chất lượng cao.
Nổi bật trong số đó là những khu công nghiệp thế hệ mới là Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP 3), thu hút nhiều nhà đầu tư quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao. Hiện nay, khu công nghiệp này có hơn 30 công ty quốc tế quan tâm với tổng vốn đầu tư dự kiến lên đến 1,8 tỷ USD.
Nổi bật trong số đó là tập đoàn Pandora của Đan Mạch đã đầu tư 150 triệu USD xây dựng nhà máy chế tác trang sức cao cấp tại Bình Dương. Trước đó, Tập đoàn Lego cũng đã đầu tư hơn 1,3 tỷ USD vào VSIP 3 để sản xuất đồ chơi trẻ em.
Song song với việc tích cực đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại, tỉnh Bình Dương luôn tích cực mở rộng quan hệ hợp tác song phương và đa phương với các địa phương nước ngoài và các tổ chức quốc tế.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, ông Phạm Trọng Nhận, cho biết các quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư lớn vào Bình Dương bao gồm Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đan Mạch, Hoa Kỳ… Trong đó, ngành nghề thu hút chủ yếu là chế biến, chế tạo chiếm tới hơn 95%, tiếp đến là bất động sản. Quốc gia đầu tư nhiều nhất là Trung Quốc, Singapore…
Về tầm nhìn của Đề án, Bình Dương sẽ xây dựng vùng lõi đô thị dựa trên sự phát triển khoa học – công nghệ, đổi mới sáng tạo, tập trung phát triển mô hình công nghiệp – đô thị – dịch vụ thế hệ mới.
Song song, từng bước phát triển các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, thương mại, dịch vụ chất lượng cao. Vùng lõi sẽ thu hút các ngành nghề sản xuất điện, điện tử, chíp, công nghệ bán dẫn.
Mục tiêu đến năm 2030, tỉnh Bình Dương cơ bản trở thành một thành phố thông minh và cơ bản đạt các tiêu chí trở thành đô thị loại I, trực thuộc Trung ương.
Đời sống Pháp luật
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Tuyến đường 3.800 tỷ đồng kết nối các địa phương phía Bắc Bình Dương
- TPHCM phải bù lỗ gần 8 tỉ đồng từ thu phí đỗ ôtô dưới lòng đường
- Bất động sản công nghiệp chưa tương xứng với tiềm năng
- Lãi suất cho vay có thể giảm mạnh hơn lãi suất huy động trong nửa cuối năm 2023
- Giá vàng thế giới chưa có dấu hiệu ngừng tăng