Đó là nhận định của ông Nguyễn Thanh Nghị – Bộ trưởng Bộ Xây dựng – tại Hội nghị tín dụng đối với bất động sản. “Thị trường bất động sản đã có những dấu hiệu tích cực hơn, có thể nói rằng vẫn còn nhiều khó khăn nhưng thị trường đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, trong thời gian qua, trước những khó khăn của doanh nghiệp bất động sản, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quan trọng và Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ, của các Bộ, ngành, địa phương, trong đó có Bộ Xây dựng, và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã hết sức tích cực nắm bắt tình hình, đánh giá cụ thể những khó khăn vướng mắc liên quan tới lĩnh vực kinh doanh bất động sản, để từ đó triển khai các giải pháp tháo gỡ, hướng dẫn cụ thể cho các dự án bất động sản.
Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều lãnh đạo, chỉ đạo rất cụ thể, hiệu quả thông qua những biện pháp giảm lãi suất, và thực tế lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại hiện nay ta đã giảm rất nhiều so với thời điểm đầu năm 2022. Các Bộ ngành, địa phương cũng đã tham gia rất tích cực trong việc tháo gỡ khó khăn cho dự án và đã có diễn biến rất tốt trong thời gian vừa qua.
Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại cuộc họp.
Hiện tại, Chính phủ và các bộ, ngành đang tích cực rà soát để sửa đổi bổ sung các pháp luật có liên quan tới khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp bất động sản để tháo gỡ một cách căn cơ, lâu dài. Đối với thị trường bất động sản, Chính phủ đang trình Quốc hội sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật các tổ chức tín dụng … dự kiến sẽ được thông qua trong thời gian tới.
“Thị trường bất động sản đã có những dấu hiệu tích cực hơn, có thể nói rằng vẫn còn nhiều khó khăn nhưng thị trường đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng nói.
Nói về thị trường, ông Hoàng Hải – Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng – cho hay, thị trường bắt đầu xuất hiện nhiều điểm sáng hơn trong bức tranh tổng thể của thị trường. Đó là những địa phương có kinh tế phát triển, được quan tâm, chú trọng thúc đẩy đầu tư hạ tầng, giao thông, có nhiều nguồn cung phù hợp với nhu cầu như Hà Nội, Hải Phòng, Lào Cai, Đà Nẵng, TPHCM…
Theo ông Hải, về nguồn cung, cơ cấu loại hình sản phẩm bất động sản nói chung chỉ có 40% là dự án nhà ở, 30% là dự án du lịch nghỉ dưỡng, còn lại là các dự án thuộc loại hình khác. Số lượng dự án nhà ở thương mại hoàn thành trên cả nước có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Phân khúc nhà phố, biệt thự, liền kề có tăng nhưng số lượng không nhiều.
Về dự án đang triển khai, so với quý I, số lượng dự án đang triển khai xây dựng quý III tăng lên 123.64%. Nguyên nhân cơ bản là do có nhiều dự án đã được tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về pháp lý… nên số lượng dự án được cấp phép đầu tư, được triển khai xây dựng tăng lên trong quý vừa qua.
Về lượng giao dịch được cải thiện qua từng quý. Cụ thể, quý 3 ghi nhận gần 6.000 giao dịch, gấp 1,5 lần so với quý II, hơn 2 lần so với quý I, Tuy nhiên, vẫn chỉ bằng khoảng 10% so với thời điểm trước dịch COVID-19. Tính chung 9 tháng năm nay, lượng giao dịch chỉ bằng khoảng 50% so với cùng kỳ năm trước.
Ông Hải cho rằng, đây là khoảng thời gian hết sức quan trọng, mang tính quyết định cho sự “chuyển mình” của thị trường bất động sản. “Cùng với các nút thắt về pháp lý, nguồn vốn, thì niềm tin của khách hàng, nhà đầu tư chính là chốt chặn cuối cùng cần giải tỏa
Nguồn: https://www.24h.com.vn
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- ‘Tôi xin hỏi, có bao nhiêu đại biểu đi mua bán bất động sản mà không cần nhờ đến người thứ 3?’
- Bất động sản công nghiệp tại thị trường cấp 2 thu hút các nhà sản xuất lớn
- Cảnh báo lừa đảo “tuyển người mẫu nhí”: Cẩn thận mất tiền oan
- Hàng loạt dự án bất động sản tại TP.HCM và Hà Nội được xem xét tháo gỡ vướng mắc, thị trường đang dần ấm lại
- Điểm lại khối tài sản khổng lồ của Tập đoàn Đạt Phương tại Quảng Nam