“Cây tỷ đô” của Việt Nam liên tục được Ấn Độ đổ tiền mua, xuất khẩu tăng mạnh gần 300% trong 9 tháng đầu năm

128 lượt xem - Posted on

"Cây tỷ đô" của Việt Nam liên tục được Ấn Độ đổ tiền mua, xuất khẩu tăng mạnh gần 300% trong 9 tháng đầu năm

Việt Nam đang xếp thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á và thứ nhất Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.

Theo Tổng cục Hải quan, trong tháng 9/2023, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,14 tỷ USD, giảm 12% so với tháng 8/2023, nhưng tăng 1% so với tháng 9/2022. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 760 triệu USD, giảm 9,5% so với tháng 8/2023, nhưng tăng 1,7% so với tháng 9/2022.

Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt 9,6 tỷ USD, giảm 21,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, trị giá xuất khẩu sản phẩm gỗ đạt 6,5 tỷ USD, giảm 24,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Đáng chú ý, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Hoa Kỳ trong tháng 9/2023 đã dần phục hồi, đạt 616,9 triệu USD, tăng 7,5% so với tháng 9/2022. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Hoa Kỳ đạt 5,2 tỷ USD, giảm 24,2% so với cùng kỳ năm 2022.

"Cây tỷ đô" của Việt Nam liên tục được Ấn Độ đổ tiền mua, xuất khẩu tăng mạnh gần 300% trong 9 tháng đầu năm - Ảnh 1.

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Hoa Kỳ phục hồi góp phần thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng khả quan hơn trong những tháng cuối năm, bởi trị giá xuất khẩu sang Hoa Kỳ chiếm 53,7% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ.

Trong 9 tháng đầu năm 2023, gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu nhiều tới một số thị trường khác như: Nhật Bản đạt 1,26 tỷ USD, giảm 9,2% so với cùng kỳ năm 2022; tiếp theo là thị trường Trung Quốc đạt 1,23 tỷ USD, giảm 24.5%; Hàn Quốc đạt 583 triệu USD, giảm 21,4%…

Đáng chú ý, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tới thị trường Ấn Độ ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh.

Cụ thể, trong tháng 9/2023, xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang thị trường này đạt hơn 12,6 triệu USD, tăng 252,7% so với tháng 9/2022. Tính chung 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ đạt 77,5 triệu USD, tăng 263,3% so với cùng kỳ năm 2022. Như vậy, quý 3 là quý tăng trưởng mạnh nhất từ đầu năm.

Dù tăng trưởng cao nhưng Ấn Độ chỉ chiếm 0,8% tỷ trọng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2023. Con số này đã tăng đáng kể so với 0,2% của năm 2022.

"Cây tỷ đô" của Việt Nam liên tục được Ấn Độ đổ tiền mua, xuất khẩu tăng mạnh gần 300% trong 9 tháng đầu năm - Ảnh 2.

Là điểm sáng trong bức tranh xuất khẩu của ngành gỗ, tuy nhiên, theo Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương, tại thị trường Ấn Độ thị hiếu tiêu dùng khác với châu Âu và Hoa Kỳ. Sản phẩm sử dụng là hàng “may đo” và không phù hợp với sản xuất của Việt Nam. Chỉ có giới trẻ hiện nay tại Ấn Độ mới sử dụng các mặt hàng giống như các nước phương Tây, tuy nhiên, tỷ lệ này chưa nhiều. Vì vậy, Hoa Kỳ vẫn là thị trường quan trọng hàng đầu của ngành gỗ Việt Nam.

Hiện nay, cả nước có khoảng hơn 5.400 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất, chế biến đồ gỗ. Các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã có mặt ở 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. Việt Nam hiện đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á và thứ nhất Đông Nam Á về kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ.

Theo Hiệp hội Gỗ và lâm sản Việt Nam (VIFOREST), mục tiêu đến năm 2025, giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản của Việt Nam đạt 20 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đạt hơn 18,5 tỷ USD.

Theo thông lệ hàng năm, nhu cầu tiêu thụ gỗ và sản phẩm gỗ, đặc biệt là nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ sẽ có xu hướng tăng mạnh vào cuối năm, khi thị trường nhà ở hoàn thiện và nhu cầu thay thế nội thất gia tăng để đáp ứng mùa lễ hội.

Cùng với đó, tại các thị trường xuất khẩu chủ lực như Hoa Kỳ, EU hàng tồn kho đang giảm và nhu cầu nhập khẩu dự kiến sẽ tăng là cơ hội để các doanh nghiệp ngành gỗ đón nhận đơn hàng trong những tháng tới.

Nguồn: https://cafef.vn

Bài viết cùng chủ đề:

Bạn đang xem “Cây tỷ đô” của Việt Nam liên tục được Ấn Độ đổ tiền mua, xuất khẩu tăng mạnh gần 300% trong 9 tháng đầu nămtrên Express 24h chuyên trang tin tức uy tín hàng đầu việt nam

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *