Công chứng mua bán nhà đất là gì? Vì sao phải công chứng nhà đất? Cùng tìm hiểu nhé!
Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất
Hợp đồng mua bán nhà đất chính là giấy tờ pháp lý chứng thực cho giao dịch mua bán bất động sản. Thông thường phương thức sẽ do các bên thỏa thuận khi ký kết hợp đồng và để đảm bảo tính hợp pháp cũng như giá trị của hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng mua bán nhà đất phải được công chứng tại Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng được cấp phép hoạt động. Để hiểu rõ hơn về công chứng hợp đồng mua bán nhà đất, cùng tham khảo bài viết dưới đây:
Công chứng hợp đồng mua bán nhà đất
1. Hợp đồng mua bán nhà đất là gì?
Hợp đồng mua bán nhà đất là hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, là sự thỏa thuận giữa bên giao đất và bên nhận đất. Bên nhận sẽ phải trả tiền theo thỏa thuận cho bên chuyển nhượng theo quy định. Đồng thời, để đảm bảo tính hợp pháp cũng như giá trị của hợp đồng chuyển nhượng, hợp đồng mua bán nhà đất phải được công chứng tại phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng được cấp phép hoạt động.
Hợp đồng công chứng nhà đất bao gồm những gì
2. Nội dung hợp đồng mua bán nhà đất
Căn cứ Khoản 1 Điều 123, Điều 121 Luật Nhà ở 2014, nội dung của hợp đồng mua bán nhà đất bao gồm:
– Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;
– Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng;
– Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà đất nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;
– Thời hạn và phương thức thanh toán tiền;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên;
– Cam kết của các bên;
– Các thỏa thuận khác;
– Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
– Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;
– Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Một số thủ tục khi công chứng nhà đất
3. Trình tự thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất
Trình tự, thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu công chứng
– Kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ công chứng:
+ Hồ sơ đầy đủ, đúng pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
+ Hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung.
Bước 2. Thực hiện công chứng
Trường hợp 1: Nếu các bên có hợp đồng soạn trước
– Công chứng viên phải kiểm tra dự thảo hợp đồng
+ Nếu đáp ứng được yêu cầu thì chuyển sang giai đoạn tiếp theo.
+ Nếu không đúng hoặc có vi phạm thì yêu cầu sửa, nếu không sửa thì từ chối công chứng.
Trường hợp 2: Với hợp đồng công chứng viên soạn thảo theo yêu cầu người công chứng
– Người yêu cầu công chứng (2 bên mua bán) đọc lại toàn bộ hợp đồng để kiểm tra và xác nhận vào hợp đồng.
– Người yêu cầu công chứng ký vào từng trang của hợp đồng (việc ký phải thực hiện trước mặt công chứng viên).
– Công chứng viên yêu cầu các bên xuất trình bản chính các giấy tờ có trong hồ sơ để đối chiếu.
– Ghi lời chứng, ký và đóng dấu.
Một số lưu ý khi công chứng hợp đồng mua bán đất:
– Phải công chứng tại tổ chức công chứng trong phạm vi tỉnh, nơi có nhà đất.
– Được công chứng tại tổ chức công chứng bao gồm phòng công chứng đơn vị của nhà nước và phòng công chứng tư nhân. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu và không thể đi lại được.
– Thời hạn công chứng:
+ Thường không quá 02 ngày làm việc;
+ Với các hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng sẽ không quá 10 ngày làm việc.
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đang sống dựa vào nền kinh tế trực tuyến
- Việt Nam có thể đón đến 12 triệu lượt khách quốc tế
- Ban Tôn giáo Chính phủ và Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra văn bản về ‘sư Thích Minh Tuệ’
- Hướng dẫn cách tải Messenger PC cho máy tính, laptop
- IMF: Kinh tế Việt Nam phục hồi mạnh nhưng vẫn cần linh hoạt ứng phó với sức ép rủi ro đang tăng