Uống nước là thói quen tốt cho sức khỏe nhưng sau khi uống nước nếu cơ thể xuất hiện 4 dấu hiệu này thì cần cẩn thận vì có thể gan thận đang suy yếu, bệnh tiểu đường, ung thư ‘đến gần’.
Các dấu hiệu bất thường trong cơ thể xuất hiện với tần suất thường xuyên có thể là tín hiệu cảnh báo bệnh tật. Đặc biệt, nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu này sau khi uống nước mọi người cần cẩn trọng với các vấn đề sức khỏe của gan, thận hoặc bệnh tiểu đường, ung thư.
4 dấu hiệu bất thường sau khi uống nước cảnh báo bệnh tật
1. Thiểu niệu, vô niệu
Thiểu niệu là tình trạng lượng nước tiểu thải ra trong vòng 24 giờ ít hơn 500ml. Còn tình trạng vô niệu có nghĩa là lượng nước tiểu trong 24 giờ ít hơn 100ml.
Đối với người bình thường, sau khi uống nước, lượng nước tiểu bài tiết ra bên ngoài cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, một số người đi tiểu rất ít hoặc thậm chí không đi tiểu sau khi uống nước.
Các chuyên gia y tế cho biết, nguyên nhân chính gây thiểu niệu hoặc vô niệu sau khi uống nước là do chức năng thận hoạt động không bình thường, chủ yếu đến từ bệnh lý suy thận cấp hoặc suy thận mạn tính.
Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến rối loạn nước, điện giải và thăng bằng toan kiềm, có thể phù toàn thân, tràn dịch đa màng, tăng huyết áp, tràn dịch màng tim gây ép tim cấp, tăng kali máu gây loạn nhịp tim và ngừng tim. Bệnh nhân cũng có thể xuất hiện Hội chứng tăng urê máu dẫn đến khó thở, buồn nôn, hôn mê, co giật, xuất huyết.
2. Khát nước, khô miệng
Khát nước bất thường dù đã uống nước thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý đái tháo đường hoặc đái tháo nhạt.
Với đái tháo đường, khi cơ thể cố gắng điều tiết để khôi phục sự cân bằng lượng đường trong máu bằng cách thải trừ lượng đường dư thừa thông qua nước tiểu. Do đó, thận phải tăng cường hoạt động để thải lượng glucose dư thừa ra khỏi cơ thể dẫn đến chất lỏng từ các mô cơ thể cũng mất theo. Lượng chất lỏng mất đi khiến cơ thể luôn cảm thấy khát và muốn uống nhiều nước hơn.
Với đái tháo nhạt, đây là tình trạng rối loạn khả năng cân bằng nước trong cơ thể. Thận của bệnh nhân không còn khả năng giữ nước, gây ra triệu chứng tiểu nhiều, bệnh nhân cũng sẽ trở nên khát nước, muốn uống nhiều nước hơn, nước tiểu loãng hơn.
3. Phù nề, sưng tấy bất thường
Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đã uống quá nhiều nước. Lượng nước nạp vào cơ thể quá nhiều làm loãng chất điện giải, đặc biệt là natri trong máu, khiến nồng độ natri giảm xuống dưới 135mmol/l (hạ natri máu).
Tuy nhiên, natri lại giúp duy trì sự cân bằng của chất lỏng bên trong và bên ngoài tế bào. Khi nồng độ natri giảm do tiêu thụ quá nhiều nước, chất lỏng sẽ di chuyển từ bên ngoài vào bên trong tế bào, khiến chúng bị phù.
Bác sĩ Jennifer Caudle – PGS tại Trường Y học xương khớp Đại học Rowan, New Jersey, Mỹ cho biết uống quá nhiều nước có thể khiến bàn tay, bàn chân và môi bị sưng tấy hoặc đổi màu.
Ngoài ra, uống quá nhiều nước có thể gây ra các triệu chứng như đau nhức đầu suốt cả ngày, nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn, mệt mỏi, yếu cơ hoặc chuột rút.
4. Khó nuốt, đau, chướng bụng hoặc tiêu chảy
Cảm thấy khó nuốt, bị vướng trong cổ họng khi uống nước có thể là dấu hiệu cảnh báo của ung thư thực quản giai đoạn nặng do khối u tăng kích cỡ ở thực quản khiến việc tiêu thụ thức ăn hoặc đồ uống trở nên khó khăn hơn.
Sau khi uống nước nếu cảm thấy đau, chướng bụng đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề ở đường tiêu hóa chẳng hạn như xơ gan, tắc nghẽn đường tiêu hóa, viêm tụy, viêm dạ dày,…
Bị tiêu chảy sau khi uống nước có thể là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng viêm ruột cấp tính hoặc các bệnh đường ruột khác.
Các chuyên gia y tế cho biết, nếu gặp các dấu hiệu bất thường sau khi uống nước, mọi người cần đi khám sớm để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời (nếu có).
- Sài Gòn Center và Ngân Hàng Vietinbank TP.HCM ký thoả thuận hợp tác cho khách hàng vay mua nhà dự án Green Valley City
- Một năm kinh tế nằm ngoài dự liệu của Fed
- Bình Dương: Thị xã Tân Uyên chính thức lên thành phố
- Nhiều nhân sự ở Bình Dương được bổ nhiệm
- Siết tín dụng, Bất động sản liệu có hạ nhiệt?
- Cách đổi email trên Facebook bằng máy tính, điện thoại (Mới nhất 2022)
- Tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản